Cách lấy hơi và đẩy hơi khi hát giải mã làm thế nào để lấy hơi khi hát cho đúng, hát cho hay? Bạn cảm thấy mình hát chưa hay, hát kém và tìm cách để cải thiện? Một trong cách để giọng hát hay hơn là học cách lấy hơi khi hát. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách lấy hơi khi hát để giọng hay hơn. Cùng Bloghocpiano tìm hiểu nhé!

Tại sao cần phải biết cách lấy hơi khi hát?

Chắc chắn không phải ai cũng biết tại sao cần phải biết cách lấy hơi khi hơi. Dưới đây là câu trả lời cho vấn đề này:

Cách lấy hơi đối với người hát đơn ca

Biết cách lấy hơi khi hát sẽ giúp bạn vào bài hát đúng nhịp. Đồng thời, giọng hát được đầy đặn, tròn trịa và có thể hát được những nốt cao hơn.

Rất nhiều người tự ti hơi ngắn, giọng yếu nên hát không hay. Đây chỉ là một phần do khả năng của mỗi người, một phần là do chưa biết cách lấy hơi khi hát như thế nào là đúng.

Cách lấy hơi đối với hát tập thể

Nếu tất cả mọi người cùng biết cách lấy hơi thì câu hát đầu tiên vào bài sẽ được bắt đầu chính xác và đều hơn.

Tại sao cần phải biết cách lấy hơi khi hát?

Các trường hợp cần lấy hơi khi hát

Có nhiều trường hợp lấy hơi khi hát và thường được chia thành 4 trường hợp sau:

Lấy hơi lớn

Lấy hơi lớn thường thong dong, thư thả. Bạn sẽ thực hiện lấy hơi khi ở vị trí bài hát có dấu lặng.

Lấy hơi nhỏ (lấy hơi ngắn)

Khác với lấy hơi lớn, lấy hơi ngắn thời gian trụ hơi sẽ rơi vào khoảng từ 1/4 đến dưới 1 phách. Khi hát, bạn sẽ phải lấy hơi ngắn ở cuối tiết nhạc.

Lấy hơi nhỏ (lấy hơi ngắn)

Lấy hơi trộm

Được hiểu là cách lấy hơi khi hát thật nhanh, nhẹ nhàng để người khác không phát hiện ra. Cách lấy hơi này thường được dùng khi hát những câu dài, cần có hơi để duy trì. Hay có thể ở chỗ cần ngắt trong câu để đúng nhạc.

Trường hợp cướp hơi

Cướp hơi là khi hát bạn cần lấy hơi chớp nhoáng và mạnh mẽ. Đây là một kỹ xảo khi hát khá khó nên bạn cần phải tập luyện cẩn thận.

Cướp hơi thường được sử dụng trong các bài hát sôi nổi, hùng tráng hoặc cao trào của ca khúc.

Những nguyên tắc lấy hơi trong bài hát

Trong một số trường hợp bắt buộc phải ngắt câu nhiều hơn hoặc buộc phải hát luôn thì cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Lấy hơi trước mỗi câu hát hoặc chỗ bài hát có dấu lặng. Nhiều chỗ không cần lấy hơi nhưng tác giả cố ghi để ca sĩ có thời gian lấy hơi cho nhịp nhàng, đồng đều.
  • Hát câu dài thì cần ngắt để lấy hơi bổ sung. Khi đó, cần ngắt ở vị trí có đủ nghĩa.
  • Không lấy hơi vụn vặt 2 – 3 chữ đã ngắt để lấy hơi.
  • Không được lấy hơi ở giữa những từ kép như yêu thương…

Nguyên tắc lấy hơi cũng cần lưu ý theo nhịp độ và sắc thái.

  • Nếu ca khúc có nhịp độ thong thả thì lấy hơi vào bài cũng thong thả. Ngược lại nếu bài hát sôi động thì lấy hơi nhanh, nhịp nhàng phù hợp với tốc độ của ca khúc.
  • Nếu gặp đoạn nhạc sắp hát rời thì lấy hơi cũng cần lấy hơi rời. Tức lấy hơi nhanh sau đó nén hơi đợi cho đến khi hát đến những âm rời đó.

Hướng dẫn cách cách lấy hơi khi hát

Trước khi bắt đầu học cách lấy hơi khi hát, bạn hãy xem hình ảnh minh họa bộ phận trong cơ thể người. Cần chú ý đến phổi (lungs), khung xương sườn (rib cage), cơ hoành (diaphragm) và tim (heart).

Hướng dẫn cách cách lấy hơi khi hát

Có 3 cách lấy hơi khi hát, bao gồm:

Lấy hơi phần bụng

Cách lấy hơi này hoàn toàn trái ngược với lấy hơi phần ngực.

Trong những lần đầu tập lấy hơi cách lấy hơi này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu phần bụng. Cảm giác khó chịu sẽ không còn khi bạn thích nghi.

Lấy hơi phần bụng là cách lấy hơi thường được sử dụng trong thanh nhạc.

Ưu điểm: Giữ được hơi thở sâu và khi hát quá trình đẩy hơi được ổn định.

Lấy hơi ở phần giữa ngực và bụng

Cách lấy hơi bằng ngực sẽ giúp cơ thể ở trạng thái lưng chừng. Lúc này phần bụng và ngực phồng nhẹ lên bạn sẽ cảm thấy thoải mái.

Lấy hơi bằng ngực là cách lấy hơi khi hát đơn giản nhất. Bởi bạn sẽ thực hiện cách lấy hơi này trong phần lớn thời gian hát.

Ưu điểm: Lấy hơi bằng ngực khi hát sẽ giúp cơ thể giảm bớt được căng thẳng do gánh nặng này được chia sẻ bớt xuống vùng bụng.

Lấy hơi bằng ngực

Lấy hơi bằng ngực thì cơ hoành sẽ chuyển động một chút về phía dưới. Khi đó, lực hút không khí sẽ được kéo vào trong, cơ xương sườn và khung xương giãn ra. Phần ngực và vai của bạn sẽ căng phồng theo chiều ngang, bạn sẽ cảm thấy hơi tức khi lấy hơi quá đầy.

Nguyên nhân do ngực dần với tim và phổi. Lấy hơi quá đầy phổi phồng lên, cơ, xương sườn mở rộng. Nhưng khả năng nở rộng không đủ đáp ứng phồng của phổi. Chính vì thế mà bạn sẽ cảm thấy đau nhẹ do phổi bị ép.

Tim nằm ở giữa phổi cũng sẽ bị ép khiến bạn cảm thấy hơi đau khi phổi căng phồng khi lấy hơi ở ngực.

Cách lấy hơi này thường bắt gặp khi cần thở vội như tập luyện môn thể thao tốc độ (đá bóng, cầu lông…).

Lấy hơi bằng ngực

Tập cách lấy hơi khi hát tại nhà đơn giản nhất

  • Khi chưa quen: Bạn hãy dành thời gian vài phút nằm hít thở ở trạng thái thư giãn.
  • Khi đã quen dần: Đứng tập lấy hơi. Mỗi khi hít vào bạn hãy tưởng tượng mình mới ăn thật no.
Tập cách lấy hơi khi hát tại nhà đơn giản nhất

Để tập lấy hơi đạt được hiệu quả thì bạn hãy hít vào trong 5 giây rồi giữ 1 giây và thở trong 10 giây.

Những điều cần lưu ý khi tập lấy hơi

Lưu ý khi lấy hơi

  • Không lấy hơi hoàn toàn qua miệng, ngoại trừ đến đoạn cao trào phải cướp hơi hoặc ca khúc có vần mở phải hát nhanh, nhịp nhàng.
  • Tránh để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác. Như thế, âm thanh cuối câu sẽ bị đuối đi khiến bạn đỏ cổ, đỏ mặt.
  • Không hít hơi nhiều sẽ khiến cơ bụng, ngực, sườn bị căng thẳng ảnh hưởng đến việc phát thanh. Tập lấy hơi theo mức độ mạnh nhẹ và dài ngắn của câu hát.
  • Tránh nhô vai lên khi hít hơi. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến cơ hô hấp khiến bạn không lấy hơi được sâu.
  • Không phình bụng ra trước khi lấy hơi khiến cơ thể căng cứng, gây ảnh hưởng xấu cho việc phát âm.
Lưu ý khi lấy hơi

Lưu ý khi đẩy hơi

Không đẩy hơi quá mạnh khi hát những dấu cao, bởi sẽ làm thanh đới quá căng gây ảnh hưởng đến âm sắc.

Cần phải biết điều chế hơi thở phù hợp với nhịp điệu của từng câu hát. Như vậy âm thanh sẽ vang và đầy đặn từ đầu đến cuối câu hát.

Lưu ý khi đẩy hơi

Trên đây là hướng dẫn cách lấy hơi khi hát để có giọng hát hay hơn. Bạn có thể tham khảo và áp dụng. Đừng quên tham gia nhóm HỌC PIANO ONLINE – CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC PIANO hoặc Fanpage Blog Học Piano để cùng chia sẻ, cùng học tập cũng như đừng quên chia sẻ bài viết này đến cộng đồng, bạn bè của mình để lan tỏa kiến thức đến mọi người nhé!

Blog còn chia sẻ nhạc lý cho người mới học, lý thuyết âm nhạc, sách học piano, các hợp âm cơ bản, dấu hóa, nốt nhạc….

?PHÁCH LÀ GÌ ?NHỊP LẤY ĐÀ
?NHỊP HỖN HỢP ?NHỊP PHỨC
?Nhịp ?Nốt nhạc
?Khuông nhạc ?Cách gõ nhịp
?TẠO INTRO CHO BÀI HÁT ?The Scale Omnibus Pdf
?Piano Chords Online ?Giáo trình piano cơ bản pdf
?Jazz Handbook Pdf Free ?Sheet Piano Miễn Phí
?Sách methode rose ?The pop piano book mark harrison pdf
?Sách học đệm piano cơ bản ?Sách tự sáng tác ca khúc
?Tài liệu piano tiếng việt ?Lịch sử âm nhạc thế giới pdf
?Sách bài hát có hợp âm ?Giáo trình học piano solo
?Jazz theory pdf free download ?Sách luyện ngón piano
?Minor 6 chord piano ?Major 6 chords piano
?Half Diminished 7th chord piano ?Minor major 7 chord piano
?Augmented major seventh chords ?Augmented major seventh chords
?Diminished 7 chords piano ?All Major 7 chords piano
?All 12 Augmented chords ?12 Major piano chords chart
?12 Minor chords piano ?All 12 Augmented chords ?Tính chất nhạc Jazz ?5 Phương cách dạy đàn piano cho trẻ em
?Tiết tấu là gì? ?Game luyện tiết tấu hình nốt
?Tiết điệu là gì? ?Piano for beginners 6th edition pdf
?Sheet Nhạc Piano Việt Nam ?6 Sheet piano cơ bản cho người mới học
?450 Sheet music band show ?The 150 essential chords free ebook pdf
?Sheet nhạc cho người mới học piano ?Sheet piano các bản nhạc
?Overworld theme sheet music ? Sheet nhạc Việt
?Những bản nhạc piano dễ đánh ?Sheet piano nhạc trẻ
Tháng Mười Hai 17, 2019 @ 7:41 sáng