TOP 45 Câu hỏi nhạc lý cơ bản: Có mấy loại dấu hóa, dấu lặng, cung, nửa cung, hóa biểu, nhịp lấy đà, nhịp đơn, điệu thức trưởng, điệu thức thứ tự nhiên và hòa thanh, cũng như rất nhiều kiến thức nhạc lý cơ bản được bloghocpiano tuyển tập giải đáp giúp các bạn dễ dàng ôn luyện.

Mục lục ẩn

Có mấy loại dấu hóa ? Kể tên các loại dấu hóa

Có 5 loại dấu hóa, thăng, giáng, thăng kép, giáng kép, dấu bình (dấuhoàn)

Có 2 cách đặt dấu hóa:

– Dấu hóa theo khóa
– Dấu hóa bất thường

Dấu hóa theo khóa:

Là dấu hóa được ghi ở đầu khuông nhạc có hiệu lực xuyên suốt trong tác phẩm và có tác dụng ở tất cả các quãng 8. Nếu giữa chừng tác phẩm cần thay đổi dấu hóa thì những dấu hóa không cần thiết sẽ được thay thế bằng dấu hoàn.

Các dấu hóa theo khóa sẽ được sắp xếp theo thứ tự như sau:

  • Dấu thăng: Pha – Đô – Son – Rê – La – Mi – Si
  • Dấu giáng: Si – Mi – La – Rê – Son – Đô – Pha

Dấu hóa bất thường:

Là dấu hóa được đặt ngay trước nốt nhạc và chỉ có hiệu lực trong một ô nhịp và trong phạm vi 1 quãng 8 với những nốt cùng tên gọi và cao độ đứng sau dấu hóa. Sang ô nhịp sau dấu hóa bất thường sẽ không còn hiệu lực.

Ký hiệu dấu hóa được viết bằng chữ như thế nào ? ví dụ ra giấy viết.

is thay dấu # es thay dấu b .
isis thay dấu x eses thay dấu bb .
Ví dụ : Cis , cisis , Fes , Deses vv……………..

Theo cách ký hiệu này , cần chú ý một số ngoại lệ:

* Với các âm giáng , khi chữ cái tên bậc là một nguyên âm (A , E ) thì bỏbớt một chữ e. Ví dụ : E b = Es ; E bb = Eses ; A b = As ; A bb = Ases
* Âm – Si ký hiệu H; Si b là B; Si bb là Heses.

Thế nào là hệ âm điều hòa?

Việc phân đều một q.8 đúng thành 12 nửa cung đều nhau. Hệ âm như vậy gọi là hệ âm điều hoà.

Thế nào là trùng âm – âm trùng?

Hai âm có độ cao tuyệt đối như nhau mà tên gọi khác nhau là hai âm trùng.

https://bloghocpiano.com/wp-content/uploads/2018/10/vi-du-quang-la-gi.gif

Khi nào được gọi là nửa cung và một cung diatonic? Ví dụ?

Là các nửa cung hay nguyên cung được tạo bởi 2 bậc kề nhau: – Ví dụ về Diatonic:  + Nửa cung Diatonic: Mi – Pha hoặc Si – Đô + Nguyên cung Diatonic: Đô – Rê ; Rê Mi ; Pha – Son ; Son – La ; La – Si

Khi nào được gọi là cung và nửa cung Crômatíc ? Ví dụ?

Khi hình thành giữa hai âm liền bậc ( cùng tên ) khác dấu hoá, quãng 1 cung và ½ cung được xác định là Crômatíc.

Là các nửa cung hay nguyên cung được tạo bởi  2 bậc cùng tên gọi – Ví dụ về Cromatic: + Nửa cung Cromatic: Pha – Pha thăng hoặc Son – Son thăng + Nguyên cung Cromatic: Pha – Pha thăng kép hoặc La – La thăng kép v.v…

Trường độ là gì ? Trong âm nhạc độ dài của âm thanh được quy định bằng gì?

Trong âm nhạc, trường độ là một khoảng thời gian cụ thể. Nó chính là độ dài của một nốt nhạc tùy thuộc vào thời gian tồn tại của sóng âm trong không khí. Trường độ là một đặc tính của nốt và cũng là một trong những nền tảng của nhịp điệu.

Trường độ:

  • 1 nốt tròn = 2 nốt trắng
  • 1 nốt trắng = 2 nốt đen
  • 1 nốt đen = 2 nốt móc đơn
  • 1 móc đơn = 2 móc kép
  • 1 móc kép = 2 móc tam
  • 1 móc tam = 2 móc tứ

Ký hiệu nốt nhạc:

Ký hiệu dấu lặng:

Trường độ của các dấu lặng cũng bằng trường độ của các nốt nhạc có tên gọi tương ứng

Để tăng giá trị độ dài của nốt nhạc người ta dùng những ký hiệu nào?

Dấu nối:

Là một hình vòng cung nối liền 2 hoặc nhiều nốt có cùng cao độ với nhau.
Khi gặp dấu này, ta chỉ cần đàn hoặc hát nốt nhạc đầu tiên rồi ngân dài trường độ của nốt đó bằng trường độ của tất cả các nốt nằm trong dấu nối cộng lại.

Dấu chấm dôi:

Là một dấu chấm nhỏ nằm bên phải nốt nhạc, có tác dụng  làm tăng trường độ của nốt nhạc đó lên thêm một nửa trường độ của chính nốt đó.

Trường hợp có 2 dấu chấm dôi thì dấu chấm dôi thứ 2 sẽ kéo dài trường độ thêm một nửa độ dài trường độ của dấu chấm dôi thứ nhất.

Dấu tự do sử lý độ dài (mắt ngỗng):

Ký hiệu này đặt trên nốt nhạc hay dấu lặng nào, thì cũng tăng thêm trường độ cho nốt nhạc đó. 

Nhưng điểm đặc biệt là thời gian tăng thêm không có giới hạn. Bạn tùy ý ngẫu hứng quyết định (thường thì người ta ngân gấp 3 lần trường độ của nốt nhạc gốc), sao cho trình bày được tác phẩm theo cách mà bạn thấy hay nhất

Hãy chỉ ra sự khác nhau của dấu nối và dấu luyến?

  • – Dấu nối dùng để tăng giá trị độ dài của nốt nhạc.
  • – Dấu Luyến dùng để luyến 2 nốt nhạc khác cao độ.

Dấu lặng là gì? Có những loại dấu lặng nào? hãy thể hiện ra giấy

Dấu lặng là gì?

Dấu lặng là ký hiệu thuộc hệ thống ký hiệu nhạc phương Tây, được sử dụng nhằm thể hiện một khoảng dừng (nghỉ) trong tác phẩm. Có nhiều loại dấu lặng ứng với nhiều biểu tượng khác nhau để biểu thị các độ dài ngừng nghỉ khác nhau.

Có mấy loại dấu lặng?

  • Một dấu lặng tròn bằng hai dấu lặng trắng
  • Một dấu lặng trắng bằng hai dấu lặng đen
  • Một dấu lặng đen bằng hai dấu lặng móc đơn
  • Một dấu lặng móc đơn bằng hai dấu lặng móc kép
  • Một dấu lặng móc kép bằng hai dấu lặng móc ba
  • Một dấu lặng móc ba bằng hai dấu lặng móc tư.

Dấu hóa theo khóa nghĩa là thế nào ? Ý nghĩa của nó?

Dấu hóa theo khóa là gì?

Là dấu hóa được ghi ở đầu khuông nhạc có hiệu lực xuyên suốt trong tác phẩm và có tác dụng ở tất cả các quãng 8. Nếu giữa chừng tác phẩm cần thay đổi dấu hóa thì những dấu hóa không cần thiết sẽ được thay thế bằng dấu hoàn.

Tác dụng của các loại dấu hóa theo khóa

Có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên (ở mọi quãng 8) trên khuông nhạc.

Hóa biểu là gì?

– Bộ dấu hóa theo khóa gọi là hóa biểu (Hóa biểu các dấu thăng, hóa biểu các dấu giáng)

Số chỉ nhịp được ghi ở dâu ? Ý nghĩa của nó ?

– Ghi ở đầu khuông nhạc hoặc trong khuông nhạc dưới dạng phân số.
– số chỉ nhịp giúp xác định dạng phách và giá trị độ dài ấn định cho mỗi phách (Số bên trên xác định dạng phách cũng tức là số phách có trong một nhịp ; số bên dưới xác định giá trị độ dài quy định cho một phách. )

Thế nào là nhịp lấy đà?

– Nhịp mở đầu một bản nhạc không có đủ giá trị độ dài đựợc quy định theo số chỉ nhịp là nhịp lấy đà.


Nhịp lấy đà có những dạng nào?

– Thiếu phần đầu của phách mạnh.
– Thiếu cả phách mạnh
– Chỉ có 1 phần phách nhẹ sau cùng

Nhịp đơn là gì? kể tên các loại nhịp đơn?

Nhịp đơn là gì?

Là loại nhịp chỉ có một trọng âm trong một ô nhịp (ví dụ nhịp 2/4 hay nhịp 3/4) <—Ví dụ trên

Phân nhóm trường độ trong loại nhịp đơn và sự phân chia các nốt trong mỗi nhịp ra thành từng nhóm phù hợp với cơ cấu của loại nhịp ấy bằng cách dùng dấu nối hoặc dấu luyến.

Kể tên các loại nhịp đơn

Ví dụ: Nhịp 2/4, nhịp 2/8, nhịp 3/4, nhịp 3/8…

Nhịp 2/4:

  • – Có 2 phách, phách đầu mạnh, phách sau nhẹ
  • – Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với một nốt đen.
  • – Thường dùng trong các bài hát thiếu nhi hoặc hành khúc vì tiết tấu hợp với tự nhiên của con người.

 Nhịp 3/4:

  • – Có 3 phách: phách đầu mạnh, 2 phách sau nhẹ
  • –  Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với một nốt đen.

Có các nhịp ; ; Các nhịp khác ít gặp, ít dùng……..

Nhịp kép là gì? kể tên các loại nhịp kép?

Nhịp kép là gì?

Là loại nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên (có thể do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành)

Ví dụ:

4/4: là loại nhịp kép 4 phách

  • Phách đầu mạnh
  • Phách hai nhẹ.
  • Phách 3 mạnh vừa.
  • Phách 4 nhẹ.

6/8: là loại nhịp kép 6 phách (gần như 2 nhịp 3/8 cộng lại)

  • Phách 1 mạnh
  • Phách 2 & 3 nhẹ.
  • Phách 4 mạnh vừa
  • Phách 5  & 6 nhẹ.

Một số nhịp phổ biến

  • 4/4: pop, ballad, rock
  • 2/4: slow, slow rock
  • 3/4, 6/8: valse, bolero

4 nhịp đơn 3 phách – dạng 12 phách .
Các nhịp khác ít gặp, ít dùng……..

Nhịp hỗn hợp là gì? Ví dụ?

Là loại nhịp kết hợp các loại nhịp đơn khác nhau.Có thể có những loại nhịp hỗn hợp như sau:

– Nhịp hỗn hợp có 5 phách:

  • + Nhịp 5/4 = 2/4 + 3/4 thì trọng âm rơi vào phách 1 và phách 3
  • + Nhịp 5/4 = 3/4 + 2/4 thì trọng âm rơi vào phách 1 và phách 4

– Nhịp hỗn hợp có 7 phách:

  • + Nhịp 7/4 = 2/4 + 3/4 + 2/4 thì trọng âm rơi vào phách 1; phách 3 và phách 6
  • + Nhịp 7/4 = 3/4 + 2/4 + 2/4 thì trọng âm rơi vào phách 1; phách 4 và phách 6
  • + Nhịp 7/4 = 2/4 + 2/4 + 3/4 thì trọng âm rơi vào phách 1; phách 3 và phách 5

Nhịp biến hoá là gì ? có những dạng nào ? Ví dụ?

– Đây là nhịp cấu tạo trên cơ sở của dạng phách luôn luôn thay đổi và có thể diễn ra suốt bản nhạc.
– Có 2 dạng, biến hoá có chu kỳ và biến hoá không có chu kỳ.
* Nhịp biến hoá có chu kỳ: Có dạng phách luôn luôn thay đổi một cách tuần hoàn, nghĩa là có quy luật.
Ví dụ: *Nhịp biến hoá bất thường có dạng phách biến đổi không theo quy luật.

Đảo phách là gì ? Trong âm nhạc có những hình thức đảo phách chủ yếu nào?

Đây là hiện tượng một âm bắt đầu ngân lên từ phách nhẹ ngân dài sang phách mạnh, hoặc bắt đầu từ phần nhẹ của phách trước ngân dài sang phần mạnh của phách sau.
– Có hình thức:

  • + Đảo phách cân (phần thuộc phách trước và phần thuộc phách sau bằng nhau)
  • + Đảo phách không cân : Phần thuộc phách trước dài hơn phần thuộc phách sau.
  • + Đảo phách lệch : Phần thuộc phách sau dài hơn phần thuộc phách trước.

Nghịch phách là gì ? Đặc điểm giống nhau giữa đỏa phách và nghịch phách?

  • – Đây là hiện tượng có dấu lặng ở phách mạnh, phách mạnh vừa hoặc ở phần mạnh của một phách
  • – Đảo phách và nghịch phách đều là hiện tượng thay đổi vị trí trọng âm trong nhịp và đều có 3 hình thức cân,không cân, lệch.

Nêu nguyên tắc phân nhóm trong ký âm thanh nhạc?

– Bản nhạc có lời ca sẽ không theo những quy định thành nhóm như viết cho nhạc khí mà có những nguyên tắc riêng.

  • -+ Một nốt nhạc tương ứng vào một lời ca thì viết riêng rời ra một mình.
  • + Một số nốt ứng vào một lời ca thì những nốt này hợp thành nhóm, bên dưới dùng dấu luyến. Nếu trong nhóm lại có nối móc thì vẫn theo nguyên tắc chung của việc nối móc.

Quãng là gì ? hiểu thế nào về âm gốc và âm ngọn?

– Quãng là sự kết hợp, và cũng là khoảng cách về độ cao giữa hai âm phát ra đồng thời hoặc nối tiếp nhau.

– Âm gốc, âm ngọn : Trong một quãng, âm thấp hơn bao giờ cũng được gọi là âm gốc, âm cao hơn là âm ngọn.

Quãng hòa thanh và quãng giai điệu khác nhau thế nào ? Cho ví dụ?

– Quãng kết hợp hai âm phát ra đồng thời là quãng hoà âm, quãng hoà âm được đọc từ âm gốc đến âm ngọn. Trong
– Quãng kết hợp hai âm phát ra nối tiếp nhau là quãng giai điệu ; Quãng giai điệu có thể là quãng đi lên, hoặc đi xuống.
– H/s tự cho ví dụ: ….

Quãng cơ bản là gì? Thế nào là quãng đơn? thế nào là quãng kép ? cho ví dụ?

– Quãng cơ bản : Là những quãng đã hình thành khi kết hợp 7 âm cơ bản với nhau.
– Quãng đơn là quãng nằm trong phạm vi 1 quãng 8 Đ
– là những quãng rộng hơn một quãng 8 đúng. Có thể coi quãng kép chính là một quãng đơn kết hợp với một hay nhiều quãng 8 đúng

Hãy nêu tính chât của đảo quãng? cho một vài ví dụ

Với quãng đúng, quãng đảo vẫn là đúng.
Với quãng trưởng, quãng đảo sẽ là thứ.
Với quãng thứ, quãng đảo sẽ là trưởng.
Với quãng tăng, quãng đảo sẽ là giảm.
Với quãng tăng kép, quãng đảo sẽ là giảm kép.
Với quãng giảm, quãng đảo sẽ là tăng.
Với quãng giảm kép, quãng đảo sẽ làtăng kép.

Quãng tăng

Mở rộng một quãng đúng hoặc quãng trưởng ta sẽ có quãng gì ? choví dụ

– Thu hẹp một quãng đúng hoặc một quãng thứ ta sẽ có quãng gì ? cho ví dụ
– Mở rộng một quãng đúng quãng trưởng ta sẽ có quãng tăng
– Thu hẹp một quãng đúng hoặc một quãng thứ ta sẽ có quãng giảm

Hãy kể tên những quãng thuận và quãng nghịch ?

– Quãng thuận : Các quãng thuận gồm có 2 loại :
– Thuận hoàn toàn : Gồm các quãng 1 đúng, 8 đúng , 5 đúng , 4 đúng
– Thuận không hoàn toàn : Gồm các quãng 3T , 3t , 6T, và 6 thứ.
– Quãng nghịch : Gồm các quãng 2 ( trưởng, thứ ) 7 (trưởng thứ ) và tất cả các quãng tăng giảm khác kể cả quãng 4 tăng và 5 giảm.

Âm dẫn nằm ở bậc mấy của một giọng ? nó có tên gọi nào khác ?

– Bậc 7 của giọng cong được gọi là “âm cảm”

Các bậc của giọng ngoài ký hiệu bằng chữ số La Mã còn có tên gọi và ký hiệu theo chức năng như thế nào?

– Tên gọi và ký hiệu theo chức năng như sau:
Bậc I là âm chủ có ký hiệu riêng là T ( Tonnique)
Bậc II là âm dẫn xuống.
Bậc III âm trung. Me-di-ang)
Bậc IV là âm hạ át có ký hiệu riêng là S. – Sous Dominante
Bậc V là âm át có ký hiệu riêng là D. -Dominante
Bậc VI là âm hạ trung.
Bậc VII là âm dẫn lên. (âm cảm)

Gam là gì?

– Gam là sự sắp xếp các âm của một giọng theo trật tự độ cao đi lên hoặc đi xuống, từ âm chủ tới âm chủ:

Tính chất của điệu thức trưỏng tự nhiên?

– Điệu thức trưởng là một điệu thức bảy âm, có âm chủ và âm trung ( bậc III ) cách nhau một quãng 3 trưởng,âm chủ âm trung và âm át hình thành một hợp âm ba trên âm chủ một hợp âm ba trưỏng.

Trật tự xuất hiện các dấu hóa thăng và các giọng trưởng có dấu hóa thăng theo vòng quãng mấy? nêu thứ tự xuất hiện của các dấu hóa và các giọng trưởng có dấu hóa thăng.

– Theo vòng quãng 5.
– Thứ tự xuất hiện của dấu hóa thăng là: F-C-G-D-A-E-H
– Thứ tự xuất hiện của các giọng là : G dur; D dur; A dur; E dur; H dur; F# dur; C# dur.

Trật tự xuất hiện các dấu hóa giáng và giọng trưởng có dấu hóa giáng theo vòng quãng mấy? nêu thứ tự xuất hiện của các dấu hóa và các giọng trưởng có dấu hóa giáng ?

– Theo vòng 4.
– Thứ tự xuất hiện của dấu hóa giáng là: F dur; B dur; Eb dur, Ab dur; Db dur; Gb dur; Cb dur

Vai trò của bậc 3 (âm trung) trong hình thành điệu thức ?

– Bậc III, nó là bậc quyết định tính chất, mầu sắc của điệu thức. Chính có quãng 3 hình thành giữa bậc I và bậc III là quãng 3 trưởng hoặc quãng 3 t mà điệu thức này được gọi là điệu thức trưởng hay điệu thức thứ.

Hãy nêu cấu tạo của diệu thức trưởng tự nhiên?

Cấu tạo: 241A Nam Hòa, P. Phước Long A, TP. Thủ Đức – Hotline 0888 189 686T, 2T, 2t, 2T, 2T, 2T, 2t.
Hay : 1c– 1 c – ½ c – 1 c – 1 c – 1 c – ½ c

Tính chất của điệu thức tự nhiên?

– Điệu thức thứ là một điệu thức bảy âm có âm chủ và âm trung ( III ) cáchnhau một quãng 3 thứ. Âm chủ, âm trung và âm át hình thành một hợp âm ba trên âm chủ là một hợp âm bathứ.

Cấu tạo điệu thức thứ tự nhiên?

2T , 2t, 2T, 2T, 2t, 2T, 2T.

Cùng một hóa biểu giọng trưởng và giọng thứ có mối liên hệ như thế nào

– Cùng một hóa biểu giọng trưởng và giọng thứ cách nhau song song một quãng 3 t.

Hãy nêu trật tự xuất hiện của các giọng thứ có dấu hóa thăng ?

– Trật tự xuất hiện của các giọng thứ có dấu hóa thăng là :
E moll; H moll; F# moll; C# mll; G# moll; D# moll; A# moll.

Hãy nêu trật tự xuất hiện của các giọng thứ có dấu hóa giáng ?

– Trật tự xuất hiện của các giọng thứ có dấu hóa giáng là: Dmoll; G moll; Cmoll; F moll; B moll; Es moll; As moll;

Điệu trưởng hòa thanh là gì?

Là điệu thức trưởng có bậc VI được hạ thấp xuống ½ cung

Điệu thức thứ hòa thanh là gì ?

Là điệu thức thứ có có bậc VII được nâng cao ½ cung.

Bậc nào của giọng trưởng là âm chủ của giọng thứ song song ? cho ví dụ.

Bậc 6 của giọng trưởng là âm chủ của giọng thứ song song.
Ví dụ: Bậc 6 của G- dur là nốt E và vũng là âm chủ của giọng E – moll.

Bậc nào của giọng thứ là âm chủ của giọng trưởng song song với giọng thứ? Cho ví dụ.

Bậc 3 của giọng thứ là âm chủ của giọng trưởng song song với nó. Vd: h/s tự viết) Hy vọng với chia sẻ tổng hợp 45 câu hỏi nhạc lý cơ bản trên giúp các bạn ôn tập để luyện thi tốt hơn. Đừng quên chia sẻ và ủng hộ blog mỗi ngày nhé!

Blog còn chia sẻ nhạc lý cho người mới học, lý thuyết âm nhạc, sách học piano, các hợp âm cơ bản, dấu hóa, nốt nhạc….

?PHÁCH LÀ GÌ ?NHỊP LẤY ĐÀ
?NHỊP HỖN HỢP ?NHỊP PHỨC
?Nhịp ?Nốt nhạc
?Khuông nhạc ?Cách gõ nhịp
?TẠO INTRO CHO BÀI HÁT ?The Scale Omnibus Pdf
?Piano Chords Online ?Giáo trình piano cơ bản pdf
?Jazz Handbook Pdf Free ?Sheet Piano Miễn Phí
?Sách methode rose ?The pop piano book mark harrison pdf
?Sách học đệm piano cơ bản ?Sách tự sáng tác ca khúc
?Tài liệu piano tiếng việt ?Lịch sử âm nhạc thế giới pdf
?Sách bài hát có hợp âm ?Giáo trình học piano solo
?Jazz theory pdf free download ?Sách luyện ngón piano
?Minor 6 chord piano ?Major 6 chords piano
?Half Diminished 7th chord piano ?Minor major 7 chord piano
?Augmented major seventh chords ?Augmented major seventh chords
?Diminished 7 chords piano ?All Major 7 chords piano
?All 12 Augmented chords ?12 Major piano chords chart
?12 Minor chords piano ?All 12 Augmented chords ?Tính chất nhạc Jazz ?5 Phương cách dạy đàn piano cho trẻ em
?Tiết tấu là gì? ?Game luyện tiết tấu hình nốt
?Tiết điệu là gì? ?Piano for beginners 6th edition pdf
?Sheet Nhạc Piano Việt Nam ?6 Sheet piano cơ bản cho người mới học
?450 Sheet music band show ?The 150 essential chords free ebook pdf
?Sheet nhạc cho người mới học piano ?Sheet piano các bản nhạc
?Overworld theme sheet music ? Sheet nhạc Việt
?Những bản nhạc piano dễ đánh ?Sheet piano nhạc trẻ
Tháng Sáu 5, 2020 @ 8:20 sáng