Tiếp tục chia sẻ về hòa âm, chúng ta tìm hiểu bài số 3: Chuyển hợp âm, xác định giọng hát trong tầm cữ tiếng, xếp hợp âm ở thế rộng và thế hẹp. Nếu chính xác hơn trong chuyên môn, chúng ta phải dùng chuyển hành, tầm cữ giọng, khuôn khổ âm, vị trí…
CHUYỂN HÀNH – CHUYỂN HỢP ÂM\
CHUYỂN HÀNH LÀ GÌ?
Chuyển hành là việc sắp xếp nốt nhạc này đi qua nốt nhạc kia trong chuỗi liên kết các hợp âm với nhau. Chuyển hành 1 bè có 2 loại là liền bậc và cách bậc.

CÁC LOẠI CHUYỂN HÀNH TRONG 4 BÈ
Đối với 4 bè chúng ta có 4 cách để chuyển hành.
- Chuyển hành cùng chiều: Ở chuyển hành cùng chiều, nghĩa là cả 2 bè (nốt nhạc) cùng đi lên hoặc đi xuống.

- Chuyển hành song song: Nghĩa là cả hai bè cùng đi lên hoặc cùng đi xuống nhưng tạo với nhau một quãng bằng nhau.Ở ô nhịp đầu, chúng ta có chuyển hành theo quãng 3, ở ô nhịp sau theo quãng 6.

- Chuyển hành ngược chiều: Nghĩa là một bè đi lên và 1 bè đi xuống.

- Chuyển hành xiên: Nghĩa là có 1 bè đứng yên còn 1 bè sẽ chạy.

XÁC ĐỊNH GIỌNG HÁT TRONG TẦM CỮ TIẾNG
Trong hợp xướng, chúng ta có hợp xướng dị giọng và đồng giọng. Ở hợp xướng dị giọng ( có cả nam và nữ) được chia ra thành 4 bè.
- Soprano: Bè nữ cao
- Alto: Bè nữ thấp
- Tenor: Bè nam cao
- Bass: Bè nam thấp
Ở trong chia sẻ trước, chúng ta cũng tìm hiểu về hát bè chúng ta cũng đã đề cập đến quy ước gọi tên quãng tám.

Nên chúng ta cũng có được quy ước vị trí nốt G.

Khi đó, ta có được tầm cữ tiếng của 4 giọng trên.

TĂNG ĐÔI ÂM TRONG HÒA THANH
Khi sử dụng hợp âm 3 nốt, chúng ta cần phải tăng đôi âm để tạo ra 4 bè. Thông thường, ta nên tăng đôi âm nền để làm chắc chắn hòa thanh. Ngoài ra, chúng ta tăng đôi âm 5 bởi nó thuộc về âm tốt trong hợp âm và trong âm giai. Đối với âm 3, tuyệt đối không tăng ở những hợp âm I, IV, V.
Ở giai đoạn này, các bạn nên xếp hợp âm ở thể nền và thực hành tăng đôi âm I, hoặc âm V sao cho nhuần nhuyễn. Ví dụ, chúng ta có hợp âm C ở ô nhịp 1 được tăng đôi âm C, cũng vậy đối với ô nhịp 2.

KHUÔN KHỔ CỦA VIỆC SẮP ĐẶT ÂM TRONG HỢP ÂM TRÁNH VIỆC CHÉO BÈ
Một hợp âm 3 nốt được sắp xếp trong trật tự, nó cần lưu ý vài điểm sau:
- Ở thế rộng: Khi bè Sop và Alto, Alto vàTenor cách nhau quãng 5 hoặc quãng 6
- Ở thế hẹp: Khi bè Sop và Alto, Alto và Tenor cách nhau quãng 3 hoặc quãng 4
Khi sắp xếp nốt, bạn không được để các bè ( với âm vực vượt trội lên bè khác).

Khi chúng ta chia tách bè ra thì việc ghi đúng cao độ nốt nhạc theo khóa nhạc là điều cần lưu ý.

Lỗi thường gặp là khi chúng ta sắp xếp bè Alto và bè Tenor vượt quá quãng 8. Như ví dụ minh họa bên dưới, bè Alto và tenor tạo quãng 10. Việc vượt quãng 8 chỉ chấp nhận giữa bè tenor và bè bass.

VÀI ĐIỂM LƯU KHI KHI SẮP XẾP HÒA THANH
Ngoài việc sắp xếp nốt nhạc trong trật tự trên. Chúng ta cũng cần phải lưu ý trong bài số 1 hợp âm và thể của hợp âm. Chúng ta có:
- Bè SOP đồng thời là bè bass
- Bè Sop đồng có thể là âm 3 của hợp âm
- Bè Sop có thể là âm 5 của hợp âm

BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bạn lấy hợp âm Dm, Em, F, G, Am, Bm sắp xếp bốn bè trong khuôn khổ bài học. Lần lượt đưa các âm lên bè Sop theo ví dụ minh họa trên. Nộp bài tại đây.
Với chia sẻ bài học chuyển hợp âm, tầm cữ tiếng, khuôn khổ của việc chuyển âm. Các bạn đã tiến thêm một bước trong việc học hòa âm của mình. Đừng quên, hãy làm bài tập, thường xuyên theo dõi và chia sẻ bài học đến với mọi người. Các bạn có thể nộp bài về fanpage hoặc group bloghocpiano để được giải bài tập miễn phí nhé!
Nguồn: Tài liệu hòa âm toàn tập – Lm Kim Long,
Tài liệu hòa âm Nguyễn Bách
Tài liệu hòa âm Bài số 02: Khuôn khổ, vị trí
Hình ảnh: được sử dụng trong sách tham khảo, biên khảo lại!