Trong sáng tác ca khúc, việc phổ thơ thành nhạc là một trong những cách thức đơn giản nhất để tạo ra tác phẩm âm nhạc. Có rất nhiều nhạc sĩ nổi danh cũng nhờ phổ thơ như Phạm Duy, Phú Quang, Hoàng Hiệp… Vậy làm sao phổ thơ thành nhạc cho hay, cho đẹp. Dưới đây là một vài gợi ý Cách phổ thơ thành nhạc (Hoàn thiện cách phổ nhạc từ thơ) được blog chia sẻ. Các bạn cùng tham khảo nhé.

Phổ nhạc cho thơ là gì?

Có lẽ, chúng ta cần phải phân biệt phổ thơ và phổ nhạc cho thơ. Phổ thơ là hát thơ, là việc cho giai điệu vào thơ theo tiết tấu của thơ. Phổ nhạc cho thơ là việc soạn ca khúc (sáng tác nhạc) cho bài thơ, ép bài thơ vào giai điệu và tôn trọng nội dung của bài thơ. Đôi khi chúng ta giữ hầu như toàn bộ bài thơ hoặc đôi khi chúng ta chỉ lấy ý thơ.

Phổ nhạc cho thơ

Gợi ý Cách phổ thơ thành nhạc

Để phổ thơ thành nhạc hay phổ nhạc cho thơ, chúng ta cần phải đọc thơ, mang tâm sự của thơ, để thơ chạm tới lòng của chúng ta, từ đó chúng ta sử dụng lời thơ một cách đầy đủ, truyền tải được trọng tâm của thơ.

Lựa chọn câu thơ có giai điệu chủ đề

Khi đọc thơ, chúng ta cần tìm ra câu thơ có giai điệu chủ đề (motif) để nói lên được tâm ý của thơ. Nội dung thông điệp, tâm ý, chủ đề của toàn bộ bài thơ đôi khi được kết thúc ở 2 câu cuối của bài. Việc cảm được thơ là đòi hỏi quan trọng nếu bạn muốn phổ được bài thơ có tính giai điệu hay. Chính vì vậy, chúng ta cũng không nên bỏ qua những nhạc sĩ có tên tuổi trong việc phổ thơ như: Phạm Duy, Trịnh công Sơn, Phạm Đình Chương, họ đều là những nhạc sĩ phổ thơ nổi bật.

Ví dụ bài Lời đắng

Cũng cần chú ý, không phải bất kể bài thơ nào cũng có thể phổ được nhạc dù bài thơ đó có thể rất hay. Bởi, thơ vốn dĩ đã có tính hát thơ, giai điệu thơ trong bài thơ nên bất kỳ ai cũng có thể nghêu ngao hát thơ. Tuy nhiên, để trở thành bài hát, ca khúc đòi hỏi lựa chọn giai điệu thơ nổi bật để phát triển toàn bộ bài thơ theo giai điệu đó.

Tiến hành phát triển giai điệu chủ đề

Khi đã lựa chọn được câu thơ có tính giai điệu chủ đề chúng ta cần phải tiến hành phát triển giai điệu chủ đề này. Việc sử dụng nguyên nghĩa của thơ sẽ giúp giữ được nguyên mạch văn nhưng cần tiến hành giai điệu tách biệt với giai điệu vốn có của thơ. Đây chính là cách tránh ngâm thơ nhàm chán.

Ví dụ bài giúp bà

Ngoài ra, việc phổ thơ theo các tiết điệu như: tango, boston, valse, rhumba, chachacha…là không nên bởi thơ là để thưởng thức chứ không phải giải trí, khiêu vũ. Chính vì vậy, không nên ép buộc thơ vào các tiết điệu mang tính khiêu vũ.

Trọng tâm bài thơ, ý thơ phải đẩy lên cao trào trong điệp khúc

Hầu hết, đối với tất cả các tác phẩm âm nhạc đều đặt trong tâm cao trào ở điệp khúc. Việc phổ thơ cũng không ngoại lệ, bạn cần làm là đẩy cao trào, điểm nhấn toàn bộ bài thơ trong điệp khúc. Nên việc hoàn chỉnh giai điệu khúc triết, trọn trịa thì mới tiến hành hoàn thiện bài hát. Đây là một quá trình đòi hỏi phải nghiền ngẫm, cắt gọt, lược bỏ thơ, thêm thắt câu từ, lời ca, chọn lọc đoạn thơ, ý thơ… để hoàn thiện ý nhạc mà không phá vỡ toàn bộ nội dung bài thơ nói đến.

Ví dụ bài Em đi chùa hương

Việc này đòi hỏi ca từ phải được trau truất, gọt dũa, và phải được gieo vần cho giai điệu.

Hoàn thiện tác phẩm

Cuối cùng, khi đã phát triển toàn bộ cấu trúc tác phẩm. Lựa chọn nhịp, viết bản nháp ra giấy, sử dụng phần mềm chép nhạc để chép lại tác phẩm. Khi đặt giai điệu, ý nhạc cho thơ cũng là việc ứng dụng các thủ pháp sáng tác ca khúc, bài hát. Chính vì vậy, việc tham khảo các sách sáng tác nhạc được blog chia sẻ là cần thiết để giúp tác phẩm của bạn tốt hơn.

Một vài ví dụ phổ nhạc cho thơ

Bài thơ Chưa kịp – Xuân Đàn

Chưa kịp
Ai vẫn thế chỉ ta là đã khác
Kiếp nhân sinh chợt không nhận ra mình
chưa kịp biết cũng chưa kịp hiểu hết
mọi nẻo đời bỗng nhiên hóa u minh
Ta đương sống mà ngỡ như đã chết
Nên cô đơn lạc lối giữa dòng người
Cái xa xăm là tâm hồn ứa lạnh
Đôi khi ta thèm một tiếng ầu ơi.
Chưa kịp vui đã vụt tắt nụ cười
Sợ ngày nào ta chẳng còn là ta
Đời ảo ảnh như ánh trắng lừa dối
Bon chen mãi hoài biết đâu là nhà
Cớ sao Trời để cho đời nghiệt ngã
Níu víu khổ đau đè nặng hai vai
Vừa mới lớn như thấy mình quá lớn
Để ôm những thương đau mệt mỏi đường dài…
Ai cũng tiến lên còn ta lùi lại
Buông bỏ chính mình, ganh đua, ước vọng
Chưa kịp thiết tha ngày qua kiếp sống
Đã mất ngày vui, đã tắt nụ cười…
Buồn vui chơi vơi!
Xuân Đàn

Em trả lại cho anh – Thơ Hà Phạm, Nhạc: Xuân Đàn

Tổ quốc ở Trường sa – Ý Thơ Nguyễn Việt Chiến, Nhạc; Xuân Đàn

Hy vọng, với một vài gợi ý Một vài Gợi ý Cách phổ thơ thành nhạc (Hoàn thiện cách phổ nhạc từ thơ) đã giúp bạn biết cách thức phổ thơ như thế nào. Đừng quên, nếu bạn đã có tác phẩm phổ thơ nhưng vẫn chưa biết nó đã chỉn chu hay chưa. Hãy liên hệ với mình để cùng nhau thảo luận, chia sẻ nhé. Ngoài ra, nếu bạn có bài thơ hay muốn phổ thành nhạc. Hãy liên hệ Hotline 0888 189 686 bên mình có dịch vụ phổ nhạc cho thơ với chi phí phù hợp.