Trọng âm, Tiết Nhịp, Loại Nhịp, Vạch Nhịp, Nhịp Lấy đà là topic chia sẻ một vài kiến thức nhạc lý cơ bản, chọn lọc và tổng hợp để các bạn có thể nắm bắt rõ hơn. Về trọng âm, tiết nhịp, loại nhịp, vạch nhịp, nhịp lấy đà trong bài về nhịp blog cũng đã đề cập. Tuy nhiên, trong chia sẻ này sẽ cụ thể và chi tiết hơn nữa.

Trọng âm và tiết nhịp

Trọng âm

Trong tiết tấu của tác phẩm âm nhạc, có một số âm được vang lên với cường độ lớn hơn, nổi bật hơn, đó là trọng âm.

Những trường độ có thời gian bằng nhau giữa hai trọng âm nối tiếp, đó là tiết nhịp (còn gọi là nhịp). Trong mỗi nhịp, chỉ có một trọng âm.

Trong nhịp, những trường độ bằng nhau có trọng âm và không có trọng âm, đó là phách. Phách có trọng âm gọi là phách mạnh, phách không có trọng âm gọi là phách mạnh vừa hoặc phách nhẹ.

Phách

 

Cần hiểu về phách và nhịp như sau

– Phách và nhịp là đơn vị đo trường độ trong âm nhạc.

– Phách là khoảng thời gian trôi qua giữa hai tiếng gõ liền kề.

– Nhịp là khoảng thời gian trôi qua giữa hai phách mạnh liền kề.

– Độ dài của phách và nhịp thay đổi tuỳ thuộc vào tốc độ của từng bản nhạc.

Xem thêm video gõ nhịp theo phách và gõ nhịp theo tiết tấu.

Loại nhịp và vạch nhịp  – Các loại nhịp thường gặp

Loại nhịp được kí hiệu bằng số chỉ nhịp. Số chỉ nhịp được đặt sau khoá nhạc và hoá biểu (nếu có). Số chỉ nhịp gồm hai chữ số, số bên trên chỉ số phách có trong mỗi nhịp, số bên dưới chỉ trường độ mỗi phách bằng một phần mấy của nốt tròn.

– Nhịp 2/4

Nhịp hai bốn có hai phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen (nốt đen có trường độ bằng một phần tư nốt tròn). Nhịp hai bốn có phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ. Ví dụ :

Nhịp 2/4

– Nhịp 3/4:

Nhịp ba bốn có ba phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen. Nhịp ba bốn có phách 1 là phách mạnh, phách 2 và 3 là phách nhẹ.

Nhịp 3/4

– Nhịp 4/4 (còn được viết là C) : Nhịp bốn bốn có bốn phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen. Nhịp 4 có phách 1 là phách mạnh, phách 3 là phách mạnh vừa, phách 2 và 4 là phách nhẹ.

Nhịp 4/4

– Nhịp 2/8:

Nhịp hai tám có hai phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt móc đơn (nốt móc đơn có trường độ bằng một phần tám của nốt tròn). Nhịp hai tám có phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ.

Nhịp 2/8

– Nhịp 3/8:

Nhịp ba tám có ba phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt móc đơn. Phách 1 là phách mạnh, phách 2 và 3 là phách nhẹ.

Nhịp 3/8

– Nhịp 6/8:

Nhịp sáu tám có sáu phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt móc đơn. Nhịp sáu tám có phách 1 là phách mạnh, phách 4 là phách mạnh vừa, còn lại là phách nhẹ.

Nhịp 6/8

Tham khảo video: Nhịp 6/8 có mấy phách?

– Nhịp 2/2 (còn được viết là ⊄):

Nhịp 2/2 có hai phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt trắng (nốt trắng có trường độ bằng một phần hai của nốt tròn). Nhịp có phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ.

Nhịp 2/2

Trên khuông nhạc, nhịp có thể được gọi là ô nhịp. Các ô nhịp được phân cách nhau bằng những vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp (hoặc gạch nhịp). Những nốt nhạc nằm sát sau vạch nhịp bao giờ cũng là phách mạnh.

Vạch nhịp kép

Trong bản nhạc còn sử dụng hai vạch nhịp đứng sát nhau, gọi là vạch kép (hoặc vạch nhịp đôi). Vạch kép có hai loại.

– Vạch kép có hai nét không tô đậm, dùng trong các trường hợp:

+ Thay đổi nhịp

+ Thay đối khoá. + Ngăn cách các quãng, hợp âm. + Chuyển sang đoạn nhạc mới.

Vạch nhịp kết thúc đoạn

– Vạch kép có một nét tô đậm, dùng trong các trường hợp :

+ Đi cùng dấu nhắc lại hoặc dấu hồi.

+ Kết thúc tác phẩm.

Vạch nhịp kết bài

Nhịp lấy đà là gì?

Nhịp mở đầu của bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp, gọi là nhịp lấy đà.

Nếu không có intro để nối, thì ô nhịp khởi đầu khuông nhạc 2 sẽ là ô nhịp lấy đà.

Một số cách trình bày bản nhạc có nhịp lấy đà :

– Bản nhạc có nhịp lấy đà thì nhịp kết thúc sẽ không đủ số phách, tổng số phách ở nhịp lấy đà và nhịp kết thúc sẽ bằng một nhịp đầy đủ.

– Thêm dấu lặng vào nhịp mở đầu, hình thức là nhịp đủ số phách nhưng thực chất là nhịp lấy đà.

– Nhiều tác phẩm (đặc biệt là ca khúc) có nhịp lấy đà nhưng nhịp kết thúc vẫn đủ trường độ. Trong bản nhạc, nhịp duy nhất có thể thiếu trường độ, đó là nhịp mở đầu.

Về hình thức là ô nhịp đủ, nhưng đây vẫn là ô nhịp lấy đà.,Về hình thức là ô nhịp đủ, nhưng đây vẫn là ô nhịp lấy đà.

Lời kết

Những kiến thức âm nhạc tưởng chừng như đơn giản, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc hoàn thiện tác phẩm âm nhạc dù ở hình thức chơi piano, guitar hay sáng tác…Vì vậy, việc tham khảo, học hỏi luôn là điều cần thiết và hữu ích cho các bạn khi theo đuổi đam mê âm nhạc. Đừng quên blog luôn cập nhật chia sẻ mới mỗi ngày. Hãy truy cập thường xuyên để theo dõi và tham khảo nhé!

Theo: Hát rong & blog tổng hợp

Blog còn chia sẻ nhạc lý cho người mới học, lý thuyết âm nhạc, sách học piano, các hợp âm cơ bản, dấu hóa, nốt nhạc….

?PHÁCH LÀ GÌ ?NHỊP LẤY ĐÀ
?NHỊP HỖN HỢP ?NHỊP PHỨC
?Nhịp ?Nốt nhạc
?Khuông nhạc ?Cách gõ nhịp
?TẠO INTRO CHO BÀI HÁT ?The Scale Omnibus Pdf
?Piano Chords Online ?Giáo trình piano cơ bản pdf
?Jazz Handbook Pdf Free ?Sheet Piano Miễn Phí
?Sách methode rose ?The pop piano book mark harrison pdf
?Sách học đệm piano cơ bản ?Sách tự sáng tác ca khúc
?Tài liệu piano tiếng việt ?Lịch sử âm nhạc thế giới pdf
?Sách bài hát có hợp âm ?Giáo trình học piano solo
?Jazz theory pdf free download ?Sách luyện ngón piano
?Minor 6 chord piano ?Major 6 chords piano
?Half Diminished 7th chord piano ?Minor major 7 chord piano
?Augmented major seventh chords ?Augmented major seventh chords
?Diminished 7 chords piano ?All Major 7 chords piano
?All 12 Augmented chords ?12 Major piano chords chart
?12 Minor chords piano ?All 12 Augmented chords ?Tính chất nhạc Jazz ?5 Phương cách dạy đàn piano cho trẻ em
?Tiết tấu là gì? ?Game luyện tiết tấu hình nốt
?Tiết điệu là gì? ?Piano for beginners 6th edition pdf
?Sheet Nhạc Piano Việt Nam ?6 Sheet piano cơ bản cho người mới học
?450 Sheet music band show ?The 150 essential chords free ebook pdf
?Sheet nhạc cho người mới học piano ?Sheet piano các bản nhạc
?Overworld theme sheet music ? Sheet nhạc Việt
?Những bản nhạc piano dễ đánh ?Sheet piano nhạc trẻ
Tháng Chín 23, 2021 @ 11:11 sáng