Việc học piano hay học guitar đều cần nhạc lý cơ bản, ở những bài viết trước, mình đã chia sẻ rất nhiều về nhạc lý cơ bản nói chung, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ TOP 7 YẾU TỐ nhạc lý cơ bản cho người mới học guitar cần nắm ( PHẦN 1) hy vọng giúp ích cho các bạn muốn học guitar.

1.Tên các nốt nhạc:

Có 7 tên nốt nhạc khác nhau mà ta thường dùng, đó là: Đô, rê, mi, fa, sol, la, si. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao.

Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu với các nốt trên, với cao độ cách nhau từng quãng 8 một.

2. Ký hiệu nốt nhạc:

Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên:

Đô : C

Rê : D

Mi : E

Fa : F

Sol : G

La : A

Si : B

3.Các giá trị của hình nốt nhạc:

học nhạc lý cơ bản guitar

Tương ứng với những giá trị của các nốt trên, ta có giá trị của các hình nốt nghỉ như sau:

học nhạc lý cơ bản guitar

4.Khoảng cách về cao độ là tương đối:

Phải khẳng định là, giữa các tên nốt, khoảng cách về cao độ của chúng là không đồng đều nhau:

Xét trong hệ thống các nốt trong giọng Đô trưởng, La thứ tự nhiên thì ta có 3 điều cần ghi nhớ:

a) Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm là nửa cung, giữa Mi với Fa và Si với Đô

b) Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung: giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Sol, Sol với La và La với Xi.

c) Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ – Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một.

Hình minh họa tổng hợp cho những gì mình trình bày ở trên:

học nhạc lý cơ bản guitar

5.Dấu hóa:

Dấu hóa – Dấu hóa là những kí hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hòa.

– Dấu thăng (#): làm tăng lên nửa cung

– Dấu giáng (b): làm giảm xuống nửa cung.

– Dấu bình: làm các nốt nhạc đã được thăng hoặc giáng trước đó trở về cao độ tự nhiên

Có 2 loại dấu hóa:

– Dấu hóa cấu thành ghi ở đầu khuông nhạc (hay còn gọi là hóa biểu), ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc.

– Dấu hóa bất thường chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên trong cùng một ô nhịp kể cả khác tầng quãng tám.

6.Cách nhìn một khuông nhạc

a) Khuông nhạc:

– Hiện nay, phổ biến nhất người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song song, tính thứ tự từ dưới lên.

– Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ:

học nhạc lý cơ bản guitar

b) Khóa nhạc: dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khóa nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc.

c) Quãng:

Các nốt nhạc trong âm nhạc hay các nốt giai điệu trong các bài hát được quan hệ với nhau bằng các Quãng.

Quãng nhạc là khoảng cách âm nhạc giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số. VD: quãng 3, quảng 4, quãng 5,…

Ta có một số quãng sau:

Quãng 2 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q2t): là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau ½ cung (nửa cung).

VD: Si -> Đô (B -> C), Mi -> Fa (E -> F) hay Đô# -> Rê (C# -> D),….

Quãng 2 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q2T): là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 cung.

VD: Đô -> Rê (C ->D) hay Mi -> Fa# (E -> F#),…

Quãng 3 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q3t): là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3/2 cung (1 cung rưỡi)

VD: Mi -> Sol (E-> G), Rê -> Fa (D->F),….

Quãng 3 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q3T): là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau đúng 2 cung.

VD: Đô -> Mi (C->E), Mi -> Sol# (E->G#),…

Ngoài ra còn có các quãng khác như:

Quãng 4: khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 5/2 cung (2 cung rưỡi). VD: Đô -> Fa (C->F)

Quãng 5: khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3,5 cung

VD: Đô -> Sol (C->G),…

Ta cần chú ý nhiều nhất tới 4 quãng đầu tiên là Q2t, Q2T, Q3t và Q3T, các quãng khác ta sẽ sử dụng khi đã học nhạc lý nâng cao hơn.

Lưu ý: khoảng cách ½ cung giữa 2 nốt nhạc tương ứng với 1 phím đàn trên cần đàn guitar, tương tự ta có 1 cung tương ứng với 2 phím đàn,….

Theo quy ước dây đàn chuẩn, thứ tự các dây đàn sẽ là E, B. G, D, A, E (tính từ dưới lên).

Từ các nốt dây buông này, ta có thể tự suy ra các nốt tiếp theo trên cùng dây đó.

VD: dây Mì, nốt dây buông là Mi (E), ta có: từ Mi lên Fa là nửa cung tương đương với 1 phím đàn.

Vậy bấm dịch lên 1 phím đàn, ta sẽ có nốt Fa trên dây Mi, tương tự với các dây còn lại.

Hình minh họa:

học nhạc lý cơ bản guitar

Và sau đây là tất cả các nốt trên đàn guitar:

học nhạc lý cơ bản guitar

7.Một số hợp âm cơ bản ở thế tay 1

Thế tay Đô trưởng C

học nhạc lý cơ bản guitar

Thế tay La thứ Am

học nhạc lý cơ bản guitar

Thế tay La thứ Em

học nhạc lý cơ bản guitar

Thế tay Mi trưởng E

học nhạc lý cơ bản guitar

Thế tay La trưởng A

học nhạc lý cơ bản guitar

Thế tay Rê trưởng D

học nhạc lý cơ bản guitar

Từ các thế bấm của các hợp âm guitar cơ bản trong thế tay I và sự hiểu biết về khoảng cách giữa các nốt nhạc, ta có thể dễ dàng tìm được 1 hợp âm bất kì trên đàn guitar.

VD: giả sử ta muốn tìm thế bấm hợp âm của Si thứ (Bm), ta làm như sau:

Từ La lên Si là 1 Q2T tương ứng với 1 cung, 1 cung tương ứng với 2 phím đàn, từ đó suy ra thế bấm Am tịnh tiến thêm 2 phím đàn ta sẽ có thế bấm của hợp âm Bm

học nhạc lý cơ bản guitar

Trên đây là 1 phương pháp sử dụng khả năng tự tư duy logic của các bạn để tự mình tìm được thế bấm của hợp âm bất kì trên đàn guitar

Chúng ta có 1 bài tập nhỏ nhằm giúp các bạn thực hiện cách tính nhanh các thế bấm như sau:

(C -> Am -> Dm -> G)

Các hợp âm này các bạn có thể theo chỉ dẫn bên trên kia mà chơi được.

Bây giờ chúng ta sẽ dịch giọng của vòng hòa thanh này sang các giọng khác nhau và tìm thế bấm trên đàn.

Đầu tiên là lên D, từ C lên D ta có 1 Q2T tương ứng với 1 cung. Theo đó các hợp âm trong vòng hòa thanh sẽ phải dịch lên theo 1 Q2T (1 cung):

C dịch lên 1 cung -> D

Am dịch lên 1 cung -> Bm

Dm dịch lên 1 cung -> Em

G dịch lên 1 cung -> A

Tương tự như vậy, ta có thể dịch lên nhiều giọng khác nhau: E, F, G, A, B.

Như vậy là đã kết thúc phần I của học nhạc lý cơ bản guitar, hẹn các bạn ở phần sau. Đừng quên truy cập bloghocpiano để theo dõi và chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé!

Blog còn chia sẻ nhạc lý cho người mới học, lý thuyết âm nhạc, sách học piano, các hợp âm cơ bản, dấu hóa, nốt nhạc….

?PHÁCH LÀ GÌ ?NHỊP LẤY ĐÀ
?NHỊP HỖN HỢP ?NHỊP PHỨC
?Nhịp ?Nốt nhạc
?Khuông nhạc ?Cách gõ nhịp
?TẠO INTRO CHO BÀI HÁT ?The Scale Omnibus Pdf
?Piano Chords Online ?Giáo trình piano cơ bản pdf
?Jazz Handbook Pdf Free ?Sheet Piano Miễn Phí
?Sách methode rose ?The pop piano book mark harrison pdf
?Sách học đệm piano cơ bản ?Sách tự sáng tác ca khúc
?Tài liệu piano tiếng việt ?Lịch sử âm nhạc thế giới pdf
?Sách bài hát có hợp âm ?Giáo trình học piano solo
?Jazz theory pdf free download ?Sách luyện ngón piano
?Minor 6 chord piano ?Major 6 chords piano
?Half Diminished 7th chord piano ?Minor major 7 chord piano
?Augmented major seventh chords ?Augmented major seventh chords
?Diminished 7 chords piano ?All Major 7 chords piano
?All 12 Augmented chords ?12 Major piano chords chart
?12 Minor chords piano ?All 12 Augmented chords ?Tính chất nhạc Jazz ?5 Phương cách dạy đàn piano cho trẻ em
?Tiết tấu là gì? ?Game luyện tiết tấu hình nốt
?Tiết điệu là gì? ?Piano for beginners 6th edition pdf
?Sheet Nhạc Piano Việt Nam ?6 Sheet piano cơ bản cho người mới học
?450 Sheet music band show ?The 150 essential chords free ebook pdf
?Sheet nhạc cho người mới học piano ?Sheet piano các bản nhạc
?Overworld theme sheet music ? Sheet nhạc Việt
?Những bản nhạc piano dễ đánh ?Sheet piano nhạc trẻ
Tháng Năm 13, 2020 @ 10:13 sáng