Tác giả, tác phẩm
Vai trò của người tác giả trong dòng nhạc Jazz cũng mang vẻ khác biệt giống như chính dòng nhạc này vậy. Hầu hết, người nghệ sĩ chơi nhạc Jazz nào cũng có thể trở thành nhạc sĩ bởi điều đặc trưng của dòng nhạc này là sự tư do, phóng khoáng và sự ngẫu hứng cao độ trong phong cách âm nhạc. Không như nhạc Cổ điển, nghệ sĩ nhạc Jazz có thể mượn chủ đề của các nhạc sĩ đã có sẵn và biến tấu ngẫu hứng dựa trên chủ đề đó. Chính nghệ sĩ có thể tự sáng tác ra các chủ đề của bản thân và chơi theo cảm hứng nhất thời, nhiều khi chính họ cũng không thể chơi lại bản nhạc mà họ đã chơi trước đó.
Từ sự khác biệt về cách sáng tác nên cũng tạo ra sự khác biệt về mặt tác phẩm trong dòng nhạc này. Thông thường, dựa trên những chủ đề ngắn, các nghệ sĩ sẽ biểu diễn và biến tấu ngẫu hứng để tạo ra nét riêng. Các ngẫu hứng này không được ghi chép lại chính xác và đầy đủ như ở các dòng nhạc khác. Về sau này, các tác phẩm Jazz đã bắt đầu được ghi thành những bản tổng phổ hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các nghệ sĩ vẫn sẽ thoải mái ngẫu hứng biến tấu dựa trên cảm xúc và cảm thụ âm nhạc, đưa tác phẩm ra khỏi khuôn khổ có sẵn. Như vậy mới đúng là chất của nhạc Jazz.
Tiết tấu nhạc jazz
Điểm đặc trưng không thể không đề cập khi nhắc tới Jazz đó chính là tiết tấu. Khác biệt hoàn toàn so với tiết tấu chỉ chú trọng vào kỹ thuật chạy ngón trong âm nhạc cổ điển mà thường chúng ta sử dụng sách luyện ngón hanon trong thực hành, nhằm mục đích để tạo ra tiết tấu nghe thuận tai của dòng nhạc Cổ điển, Jazz chú trọng đến các tiết tấu đảo phách, nghịch phách và giật. Chính vì vậy, dòng nhạc Jazz khó khi nào bị nhầm lẫn với các dòng nhạc khác.
Hãy cũng xem các ví dụ Bloghocpiano đưa ra dưới đây để dễ hiểu hơn về sự khác biệt trong tiết tấu của Jazz nhé.
Sử dụng nhiều các tiết tấu đảo phách, nghịch phách và nhấn vào các phách nhẹ là điểm đặc trưng ở các tác phẩm nhạc Jazz. Tiết tấu này được sử dụng ở cả hai tay hoặc tay phải đảo phách còn tay trái giữ nhịp. Trong mỗi trường phái Jazz đều có các dạng tiết tấu đặc thù để phân biệt chúng. Dưới đây là vài ví dụ mTrend đưa ra để giúp bạn biết thêm về các trường phái trong dòng nhạc Jazz.
Hòa thanh nhạc jazz
Một tác phẩm nhạc hoàn thiện cần phải có vai trò của hòa thanh để làm tác phẩm âm nhạc có cấu trúc, giai điệu rõ nghĩa và màu sắc riêng. Chính vì vậy, nhạc Jazz cũng rất chú trọng vào phần hòa thanh.
Vòng hòa thanh của dòng nhạc Jazz phức tạp hơn nhiều so với quy luật cổ điển. Cách sử dụng hợp âm đặc trưng trong hòa thanh nhạc Jazz bao gồm hợp âm tăng, hợp âm giảm, hợp âm 7, hợp âm thêm các âm ngoài hợp âm như hợp âm 9, hợp âm 13, hợp âm 11, …
Đừng quên tham khảo những bài viết hòa thanh hay hiện đang được nhiều người quan tâm:
Nhìn vào phần hòa thanh của ví dụ trên, ta có thể thấy các hợp âm thuộc T – S – D – TSVI của giọng nhưng không phải là các hợp âm T – S – D nguyên gốc, mà các hợp âm đã được biến đổi thành các hợp âm 7 (A7, Bb7, F7, Fmaj7), hợp âm tăng, giảm (Db5, A7(#9), G(#5), D7b9). Kết hợp các hợp âm lại với nhau để tạo thêm màu sắc cho hòa thanh.
Hòa thanh trong dòng nhạc Jazz được chuyển liên tiếp từ ô nhịp này sang ô nhịp khác với các hòa thanh khác nhau. Do đó, có thể mỗi một ô nhịp là một hòa thanh. Hòa thanh kết đặc trưng của Jazz là bậc II – V – I, khác biệt rất lớn so với hòa thanh kết truyền thống IV – V – I. Để tạo thêm nhiều màu sắc cho tác phẩm, các nghệ sĩ thường chú trọng vào tăng giảm các các hợp âm. Và dĩ nhiên, người nghệ sĩ chơi nhạc Jazz hoàn toàn có thể ngẫu hứng tự do sử dụng các vòng hòa thanh để tạo cho người nghe cảm giác hay và mới lạ, miễn sao vòng hòa thanh đó không đi lạc quá xa so với chủ đề của tác phẩm.
Giai điệu nhạc jazz
Những thang âm có “blue notes” – những nốt ở quãng ba và nốt ở quãng bảy của thang âm này bị giảm về cao độ, là nền tảng chủ yếu trong việc xây dựng giai điệu cho nhạc Jazz.
Ngẫu hứng jazz
Nhắc đến Jazz, bất kì ai cũng sẽ nghĩ ngay đến tính ngẫu hứng jazz. Một trong những yêu cầu tối thiểu để trở thành một nhạc công chơi Jazz đó là sự sáng tạo. Mỗi khi xem một màn trình diễn nhac Jazz, bạn có thể dễ dàng thấy sự hứng thú, say mê và sáng tạo của mỗi một nhạc công. Chính vì vậy, có thể cùng một bài nhạc nhưng không có màn trình diễn Jazz nào giống hoàn toàn với màn trình diễn Jazz khác. Điều này đã tạo ra sự khác biệt rất lớn với âm nhạc cổ điển, dòng nhạc mà người chơi phải tuân theo các quy tắc được xác lập bởi người nhạc sĩ.
Những người đệm các nhạc cụ khác sẽ giúp họ phát triển ý định và các chủ đề dựa trên nền hòa âm. Đặc biệt hơn, các nghệ sĩ độc tấu không hề bị giới hạn bó gọn trong chủ đề mà có thể đi ra xa khỏi chủ đề, miễn sao vẫn dựa trên nền tảng các hợp âm nền để tạo ra giai điệu mới cho khán giả.
Nếu bạn cần tài liệu hòa thanh này, đừng ngần ngại liên hệ ngày với admin bloghocpiano nhé!
Tuy nhiên, nếu các nghệ sĩ nhạc Jazz biến tấu ngẫu nhiên liên tục bất kể thời điểm sẽ tạo thành một sự hỗn loạn trong giai điệu. Chính vì vậy, các nghệ sĩ độc tấu và những người đệm theo luôn có chung một số các chủ đề quen thuộc, lấy đó làm nền tảng để phối hợp ăn ý tạo ra tác phẩm nhạc Jazz hoàn chỉnh và mới mẻ.
Nhìn chung, Jazz là một dòng nhạc luôn mang lại cho người nghe cảm giác mới mẻ và khác lạ về nhiều mặt trong âm nhạc, từ hòa thanh, giai điệu, tiết tấu đến cả cách thể hiện và trình diễn. Trong đó, điểm đặc trưng nhất chính là tính ứng tấu ngẫu nhiên của các nghệ sĩ chơi Jazz. Bloghocpiano mong rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có hiểu rõ hơn về dòng nhạc nổi tiếng thế giới và cảm nhận được nét riêng biệt và khác lạ chỉ có ở Jazz. Đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người cùng tìm hiểu và ủng hộ blog mỗi ngày nhé!
Blog còn chia sẻ nhạc lý cho người mới học, lý thuyết âm nhạc, sách học piano, các hợp âm cơ bản, dấu hóa, nốt nhạc….