Đối với những bạn chơi piano cơ bản, hợp âm trưởng và hợp âm thứ là 2 loại hợp âm dễ nhớ tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu hướng dẫn sử dụng hợp âm màu (sus2, sus4, hợp âm 7, major7) trong đệm hát piano vào việc đệm hát piano cả về cổ điển và nhạc nhẹ (pop-ballad). Với hướng dẫn sử dụng hợp âm màu (sus2, sus4, hợp âm 7, major7) chắc chắn sẽ làm cho bản nhạc bạn chơi trở nên lôi cuốn hơn, sắc thái tác phẩm độc lạ hơn.
Hướng dẫn sử dụng hợp âm màu (sus2, sus4, hợp âm 7, major7)
Ở các bài viết trước, bạn đã được biết tới cách sử dụng hợp âm 3, hợp âm 7, đặt hợp âm cho bài hát…những vấn đề này giúp các bạn chủ động để tự ký hợp âm cho bản nhạc của mình. Khi ứng dụng những hợp âm sus2, sus4, hợp âm 7, major7 cho kiểu chơi dậm nhịp, tay trái sẽ giữ nguyên thế bấm của hợp âm trưởng/hợp âm thứ, tay phải sẽ dậm theo thế hợp âm màu bằng cách thêm những nốt nhạc trong hợp âm.

Nếu bạn chưa chơi được đệm hát pop-ballad đơn giản, đừng quên tham khảo bài viết: Hướng dẫn Cách học Piano đệm hát đơngiản mà trước đó mình đã chia sẻ. Còn bây giờ, chúng ta tìm hiểu cấu tạo của các hợp âm.
- Sus4: 1 – 4 – 5
- Sus2: 1 – 2 – 5
- Hợp âm 7: 1 – 3 – 5 -7 (nốt 7 cách nốt gốc 1 cung)
- Hợp âm major7: 1 – 3 – 5 – 7 (nốt 7 cách nốt gốc 1/2 cung)
Dưới đây là giải thích cụ thể cho từng hợp âm:
Hợp âm sus4
Cấu tạo hợp âm sus4
Nốt gốc – nốt thứ 4 – nốt thứ 5 (nốt thứ 4 và nốt thứ 5 cách nhau 1 cung hoặc tính nốt bậc III của hợp âm lên 1/2 cung)

Cách dùng hợp âm sus4
Hợp âm sus4 thường làm màu trước khi về hợp âm trưởng cùng tên.Thường, hợp âm sus4 sẽ chơi ở V7sus4 rồi trở về V7 về I
V7SUS4 – V7 – I hoặc VSUS4 – V – I. Nhiều khi bạn cũng có thể dùng cho hợp âm sus4 ở bậc I hoặc những bậc khác. Ứng dụng trong đệm hát piano, cho thế dậm nhịp tay phải, nếu hợp âm C ngân dài tới 4 nhịp thì có thể chơi 2 nhịp đầu dậm hợp âm Csus4 sau đó 2 nhịp sau dậm hợp âm C >> giúp màu sắc của bản nhạc thêm nhiều đặc tính lạ, hay hơn, điều này giúp cho khoảng trống ngân dài mà ca sĩ hát có thể làm nổi bật về tính năng nhạc cụ.
Hợp âm sus2
Cấu tạo hợp âm sus2
Nốt gốc – nốt thứ 2 – nốt thứ 5 (nốt thứ 1 và nốt thứ 2 cách nhau 1 cung hoặc nốt thứ III của hợp âm xuống 1/2 cung)

Cách dùng hợp âm sus2
Tương tự như hợp âm sus4, dùng làm màu trước khi về hợp âm trưởng cùng tên. Thông thường, chúng ta cũng ít dùng hợp âm sus2 thay vào đó người ta dùng nhiều hợp âm sus4 hơn.
Hợp âm Major7(M7)
Cấu tạo hợp âm major 7(M7)
Nốt gốc – nốt thứ 3 – nốt thứ 5 – nốt thứ 7 (nốt thứ và nốt gốc cách nhau 1/2 cung)
Cách dùng hợp âm Major7
Hợp âm Major7 thay thế cho hợp âm trưởng cùng tên nếu muốn màu sắc của bài hơi theo hướng Blue hoặc dùng trước khi về lại hợp âm trường cùng tên.
Ứng dụng hợp âm Major 7 trong đệm hát
Hợp âm Major7 cho thế dậm nhịp tay phải, nếu hợp âm C ngân dài tới 4 nhịp thì có thể chơi 2 nhịp đầu dậm hợp âm CM7 sau đó 2 nhịp sau chuyển sang hợp âm C, hoặc một bài hát giọng trưởng (thường là bài hát Slowrock) chơi các hợp âm trưởng thành Major7 để tạo màu sắc Blue >> giúp thay đổi màu sắc khi đệm dậm nhịp cho bài.

Hợp âm 7
Cấu tạo hợp âm 7
Nốt gốc – nốt thứ 3 – nốt thứ 5 – nốt thứ 7 (nốt thứ 7 và nốt thứ gốc cách nhau 1 cung)

Cách dùng hợp âm 7
Hợp âm 7 thường là hợp âm dùng trước khi kết bài hoặc kết thúc một đoạn hát để về lại hợp âm chủ của bài hát. (Ví dụ bài hát giọng C, trước khi kết thúc bài/ kết thúc đoạn hát để về lại C, ta sử dụng hợp âm 7 át cho hợp âm bậc V của C – là hợp âm G7 >> C). Cũng như ở trên chúng ta đề cập tới việc dùng sus4, ta cũng dùng V7SUS4 – V7 – I để kết bài.

Hoặc dùng làm màu ở bất kì chỗ nào trong bài hát.

Ví dụ hòa thanh về BÀI THÁNH CA BUỒN
Hy vọng bài viết hướng dẫn sử dụng hợp âm màu (sus2, sus4, hợp âm 7, major7) trong đệm hát piano hữu ích với mọi người, đặc biệt là người đã biết chơi piano đệm hát cơ bản, có thể thay đổi và làm phong phú, thêm màu sắc cho bài đệm hát của mình. Đừng quên chia sẻ và truy cập bloghocpiano mỗi ngày ủng hộ mình nhé!
Blog còn chia sẻ nhạc lý cho người mới học, lý thuyết âm nhạc, sách học piano, các hợp âm cơ bản, dấu hóa, nốt nhạc….