Tiếp tục bài số 4, hòa âm cổ điển. Chúng ta tìm hiểu về hòa thanh V7 và cách kết nối hòa thanh về hòa thanh V7. Làm sao để các bè có sự kết nối một cách tự nhiên, hài hòa và hay nhất. Cùng tìm hiểu bài hòa thanh v7 này và tiếp tục với các bài tập liên quan.
DÙNG HÒA THANH V5 ĐỂ ĐÓN TRƯỚC HÒA THANH V7
Đầu tiên, chúng ta có thể sử dụng hòa thanh V5 để đón trước hòa thanh V7. Khi đó, có 2 trường hợp.
- Nếu có bè nào đó chuyển hành xuống liên bậc từ V5 qua âm 7 của V7. Lúc đó, các bè sẽ đứng yên, trường hợp này V7 được xem là hòa thanh lướt. Khám phá thêm vòng hòa thanh cơ bản.

- Nếu trong các bè có bè nào đó chuyển hành cách bậc đến âm 7 của V7. Chúng ta vẫn chấp nhận, vì nó chỉ đổi vị trí của âm 1 trong hòa thanh mà thôi.

Các bạn cần nhớ, chỉ có V5 qua V7 mới có thể thay đổi vị trí âm. Trong các bậc khác chỉ được sử dụng trong 1 số trường hợp. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài tới.
NHỮNG LỖI CẦN TRÁNH TRONG HÒA THANH V7
Như đã nói ở bài trước, chúng ta cần tránh hai bè cùng chiều dẫn tới quãng 2, quãng 7, quãng 9. Nhưng đôi với V7, chúng ta có thể dẫn tới quãng nghịch miễn sao bè trên cùng di chuyển liền bậc.

CÁC BÀI TẬP ỨNG DỤNG HÒA THANH V7
Trước khi làm bài tập, các bạn nên tham khảo lại các bài cũ để có thể nắm rõ hơn yêu cầu của bài.
BÀI 1: SỬ DỤNG V5 CHUYỂN VỀ V7
Một vài lưu ý trong bài tập này:
- Vẫn sử dụng hợp âm như đã học trong các bài học trước.
- Sử dụng cố định V – V7 theo chỉ dẫn cho sẵn

Bài 2: BÀI TẬP V7
Ứng dụng kiến thức đã học thực hiện các hòa thanh trong các bài 4,5,6,7

Hy vọng với chia sẻ BÀI HÒA ÂM SỐ 4: HÒA THANH V7 (TIẾP) CÁCH KẾT NỐI HÒA THANH VỀ V7. Các bạn đã nắm bắt thêm kiến thức hòa âm. Đừng quên, blog chia sẻ cập nhật mới mỗi ngày. Hãy thường xuyên theo dõi nhé!
Nguồn tài liệu & hình ảnh: Hòa âm Lm Kim Long
Hòa âm bài 2 – V7 tiếp theo
Hòa âm tổng hợp – Trung câp NV Hà Nội