NHẠCLÝ #42❤️ HỢP ÂM 3 NỐT – CẤU TẠO HỢP ÂM TRƯỞNG, HỢP ÂM THỨ, HỢP ÂM TĂNG, GIẢM, DIM.Hợp âm 3 nốt (Hợp âm 3): Hợp âm ba: Gồm 3 âm thanh (Âm 1, Âm 3, Âm 5) được xếp chồng lên nhau theo quãng 3. Hợp âm ba là những dạng hợp âm căn bản & thường dùng nhiều nhất trong âm nhạc Pop & Rock. Tuy nhiên, chúng ta có rất nhiều hợp âm 3 nốt như hợp âm 3 trưởng, hợp âm 3 thứ, hợp âm 3 tăng, hợp âm 3 giảm, dim, sus2, sus4…Cùng blog tìm hiểu chi tiết cấu tạo hợp âm 3 dưới đây nhé.
VIDEO HỢP ÂM 3 NỐT – CẤU TẠO HỢP ÂM TRƯỞNG, HỢP ÂM THỨ, THĂNG, DIM, GIẢM
Các bạn tham khảo bài học trong video này nhé.
KHÁI NIỆM HỢP ÂM
Hợp âm là gì?
Hợp âm: Là sự kết hợp của 3 âm thanh trở lên. Các âm của hợp âm được tính thứ tự từ dưới lên trên.
Hợp âm 3 là gì?
Hợp âm ba: Gồm 3 âm thanh (Âm 1, Âm 3, Âm 5) được xếp chồng lên nhau theo quãng 3. Hợp âm ba là những dạng hợp âm căn bản & thường dùng nhiều nhất trong âm nhạc Pop & Rock. Để nghiên cứu các dạng hợp âm phức tạp hơn, các bạn cần nắm chắc các vấn đề liên quan đến hợp âm ba.
CÁC DẠNG HỢP ÂM 3 THƯỜNG GẶP
Hợp âm 3 gồm các dạng như sau: Hợp âm trưởng, hợp âm thứ, hợp âm dim, hợp âm tăng, hợp âm giảm, hợp âm sus2, hợp âm sus4.
Tên hợp âm gồm tên âm 1 & tính chất của hợp âm.
Hợp âm trưởng
– Ký hiệu: Là chữ cái ghi tên nốt được viết in hoa (X).
VD:
Hợp âm Đô trưởng: C
Hợp âm Fa trưởng: F
Hợp âm Rê trưởng: D
– Cấu tạo:
Giải thích sơ đồ:
- + Quãng từ âm 1 đến 3 là quãng 3 trưởng
- + Quãng từ âm 3 đến 5 là quãng 3 thứ
- + Quãng từ âm 1 đến 5 là quãng 5 đúng
VÍ DỤ:
Với ví dụ trên chúng ta diễn giải thêm như sau:
- Hợp âm đô trưởng: Gồm nốt C – E – G
- Hợp âm Fa trưởng: Gồm nốt F – A – C
- Hợp âm La giáng trưởng: Gồm nốt: Ab – C – Eb
- Hợp âm Sol trưởng: Gồm nốt: G – B – D
Hợp âm thứ
– Ký hiệu: Là chữ cái ghi tên nốt được viết in hoa kèm chữ “m” viết thường phía sau (Xm).
VD:
- Hợp âm Đô thứ: Cm
- Hợp âm Fa thứ: Fm
- Hợp âm Rê thứ: Dm
Đôi khi người ta ghi bằng chữ cái ghi tên nốt viết thường (ít dùng).
– Cấu tạo:
VÍ DỤ:
Diễn giải ví dụ:
-
- Hợp âm Mi thứ: Gồm nốt E – G – B
- Hợp âm Si thứ: Gồm nốt: B – D – F#
- Hợp âm Sol thứ: Gồm nốt G – Bb – D
- Hợp âm Fa thăng thứ: Gồm nốt F# – A – C#
ĐỂ TÍNH NHANH HỢP ÂM THỨ TA DÙNG HỢP ÂM TRƯỞNG GIÁNG NỐT BẬC III XUỐNG 1/2 CUNG. VÍ DỤ Cmajor -> Cminor ta giáng nốt E-> Eb
Hợp âm dim
– Ký hiệu: Hợp âm dim thường ký hiệu là (Xo). Đôi khi người ta cũng viết (Xdim nhưng rất ít dùng)
VD:
- Hợp âm Sol dim: Co
- Hợp âm Fa dim: Fo
- Hợp âm Mi dim: Do
– Cấu tạo:

VÍ DỤ VỀ HỢP ÂM DIM

Diễn giải các hợp âm dim:
- Hợp âm Đô dim gồm C – Eb – Gb
- Hợp âm Fa dim gồm F – Ab – Cb
- Hợp âm Mi dim gồm E – G – Bb
- Hợp âm Sol dim gồm G – Bb – Db
ĐỂ TÍNH NHANH HỢP ÂM DIM TA DÙNG HỢP ÂM THỨ GIÁNG NỐT BẬC V XUỐNG 1/2 CUNG. VÍ DỤ Em -> Edim ta giáng nốt B-> Bb. HOẶC DÙNG HỢP ÂM TRƯỞNG GIÁNG NỐT BẬC III VÀ BẬC V XUỐNG 1/2 CUNG. VÍ DỤ Emajor-> Edim ta giáng G-> Gb và B->Bb.
Hợp âm tăng
– Ký hiệu: Là chữ cái ghi tên nốt được viết in hoa kèm chữ “aug” viết thường phía sau (X aug).
VD:
- Hợp âm Đô tăng: C aug
- Hợp âm Fa tăng: F aug
- Hợp âm Rê tăng: D aug
Hoặc các ký hiệu như ( X+ / X+5/ X(#5))
VD:
- Hợp âm Đô tăng: C+
- Hợp âm Fa tăng: F+
- Hợp âm Rê tăng: D+
– Cấu tạo:

VÍ DỤ CÁC HỢP ÂM TĂNG:

ĐỂ TÍNH NHANH HỢP ÂM TĂNG TA DÙNG HỢP ÂM THỨ TĂNG NỐT BẬC III VÀ BẬC V LÊN 1/2 CUNG. VÍ DỤ Em -> E+ ta tăng nốt G-> G+ và B->B+. HOẶC DÙNG HỢP ÂM TRƯỞNG TĂNG NỐT BẬC V LÊN 1/2 CUNG. VÍ DỤ Emajor-> E+ ta giáng B-> B+.
Hợp âm giảm
– Ký hiệu: Là chữ cái ghi tên nốt được viết in hoa kèm chữ “-5” hoặc “b5“.
VD:
- Hợp âm Đô giảm: C–5
- Hợp âm Fa giảm: F–5
- Hợp âm Rê giảm: D–5
– Cấu tạo:

VÍ DỤ CÁC HỢP ÂM GIẢM:

ĐỂ TÍNH NHANH HỢP ÂM GIẢM TA DÙNG HỢP ÂM TRƯỞNG GIÁNG NỐT BẬC V XUỐNG 1/2 CUNG. VÍ DỤ Emajor-> E-5 ta giáng B-> Bb.
HỢP ÂM 3 SUPPENDED (SUS2 + SUS4)
Hợp âm sus2 và hợp âm sus4 cũng là hợp âm 3 nốt. Tuy nhiên, thay vì tạo bởi quãng 3. Hai hợp âm này tạo bởi quãng 2 và quãng 4.
Hợp âm sus2
– Ký hiệu: Là chữ cái ghi tên nốt được viết in hoa kèm chữ “sus2”.
VD:
- Hợp âm Đô sus2: Csus2
- Hợp âm Fa sus2: Fsus2
- Hợp âm Rê sus2: Dsus2
– Cấu tạo:

VÍ DỤ:

ĐỂ TÍNH NHANH HỢP ÂM SUS2 TA DÙNG HỢP ÂM TRƯỞNG VỚI NỐT QUÃNG 3 ĐI XUỐNG 1 CUNG. VÍ DỤ Gmajor ->Gsus2 sử dụng nốt bậc III của Sol trưởng là B xuống 1 cung (quãng 2 Trưởng) là A.
Hợp âm sus4
– Ký hiệu: Là chữ cái ghi tên nốt được viết in hoa kèm chữ “sus4”.
VD:
- Hợp âm Đô sus4: Csus4
- Hợp âm Fa sus4: Fsus4
- Hợp âm Rê sus4: Dsus4
– Cấu tạo:

VÍ DỤ:

ĐỂ TÍNH NHANH HỢP ÂM SUS4 TA CẦN GHI NHỚ:
- Đối với hợp âm trưởng nốt bậc III sẽ đi lên 1/2 cung(quãng 2 thứ)
- Đối với hợp âm thứ nốt bậc III sẽ đi lên 1 cung (quãng 2 trưởng)
MỘT LOẠT HỢP ÂM 3 NỐT THƯỜNG GẶP CÁC BẠN NÊN GHI NHỚ
Khi tìm hiểu đến đây, mình thiết nghĩ các bạn đã ghi nhớ hết các hợp âm 3 nốt rồi. Sự cấu tạo của nó cũng đơn giản phải không nào?. Mình sẽ tiếp tục chia sẻ về hợp âm 4 nốt (hợp âm 7) trong bài viết tới. Hy vọng các bạn ủng hộ blog nhé. Dưới đây là hình ảnh các hợp âm 3 nốt thường dùng.
Các hợp âm đô 3 nốt
- Hợp âm đô thứ
- Hợp âm đô trưởng
- Hợp âm đô dim
- Hợp âm đô tăng
- Hợp âm Csus4
- Hợp âm Csus2
- Hợp âm đô giảm
Các hợp âm Rê 3 nốt
- Hợp âm Rê trưởng
- Hợp âm Rê thứ
- Hợp âm rê dim
- Hợp âm Rê tăng
- Hợp âm Rê sus4
- Hợp âm Rê sus2
- Hợp âm rê giảm
Các hợp âm rê giáng
- Hợp âm rê giáng trưởng
- Hợp âm rê giáng thứ
- Hợp âm rê giáng dim
- Hợp âm rê giáng sus 4
- Hợp âm Rê giáng sus 2
Các hợp âm rê thăng
- Hợp âm Rê thăng trưởng
- Hợp âm Rê thăng thứ
- Hợp âm D#dim
- Hợp âm Rê thăng tăng
- Hợp âm Rê thăng sus4
- Hợp âm Rê thăng sus2
- Hợp âm Rê thăng giảm
Các hợp âm mi
- Hợp âm mi thứ
- Hợp âm mi trưởng piano
- Hợp âm Mi dim
- Hợp âm mi tăng
- Hợp âm Esus4
- Hợp âm Esus2
- Hợp âm mi giảm
Các hợp âm mi giáng
- Hợp âm mi giáng trưởng
- Hợp âm mi giáng thứ
- Hợp âm Mi giáng dim
- Hợp âm mi giáng tăng
- Hợp âm mi giáng sus4
- Hợp âm mi giáng sus2
- Hợp âm mi giáng giảm
Các hợp âm fa
Các hợp âm fa thăng
- Hợp âm fa thăng trưởng
- Hợp âm fa thăng thứ
- Hợp âm fa thăng dim
- Hợp âm fa thăng tăng
- Hợp âm fa thăng sus4
- Hợp âm Fa thăng sus2
- Hợp âm Fa thăng giảm
Các hợp âm sol
- Hợp âm sol trưởng
- Hợp âm sol thứ
- Hợp âm sol dim
- Hợp âm sol tăng
- Hợp âm Sol sus4
- Hợp âm Sol sus2
- Hợp âm sol trưởng giảm
Các hợp âm sol thăng
- Hợp âm sol thăng trưởng
- Hợp âm sol thăng thứ
- Hợp âm sol thăng dim
- Hợp âm Sol thăng tăng
- Hợp âm Sol thăng sus4
- Hợp âm Sol thăng sus2
Các hợp âm sol giáng
- Hợp âm sol giáng trưởng
- Hợp âm sol giáng thứ
- Hợp âm sol giáng dim
- Hợp âm sol giáng trưởng tăng 5
- Hợp âm sol giáng sus2
- Hợp âm Sol giáng sus4
Các hợp âm la
- Hợp âm la thứ
- Hợp âm La trưởng
- Hợp âm La dim
- Hợp âm La trưởng tăng 5
- Hợp âm La sus4
- Hợp âm La sus2
- Hợp âm La trưởng giảm 5
Các hợp âm la giáng
- Hợp âm La giáng trưởng
- Hợp âm La giáng thứ
- Hợp âm La giáng dim
- Hợp âm La giáng tăng 5
- Hợp âm La giáng sus4
- Hợp âm La giáng sus2
- Hợp âm La giáng giảm
Các hợp âm la thăng
- Hợp âm La Thăng trưởng
- Hợp âm La Thăng Thứ
- Hợp âm La thăng dim
- Hợp âm La thăng tăng 5
- Hợp âm La thăng sus4
Các hợp âm si
Mình sẽ cập nhật sớm nhất!
Hy vọng với chia sẻ này về HỢP ÂM 3 – CẤU TẠO HỢP ÂM 3 các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về hợp âm hơn. Đừng quên chia sẻ và ủng hộ blog nhé. Chúc các bạn học tốt và mỗi ngày hiểu biết nhiều hơn về đam mê của mình!
Blog còn chia sẻ nhạc lý cho người mới học, lý thuyết âm nhạc, sách học piano, các hợp âm cơ bản, dấu hóa, nốt nhạc….