Tính Năng Nhạc Cụ Dàn Nhạc Giao Hưởng – Bộ dây, bài viết được blog sưu tầm, chia sẻ giúp các bạn tìm hiểu về tính năng nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng.
Mục lục
ẩn
I – VIOLON (Pháp)
Vĩ cầm (Việt Nam), Violin (Anh), Violon (Pháp), Violino (Ý), Violine (Đức), Tiểu đề cầm (TQ).
Hình ảnh đàn Violon |
Trong bộ dây, Violon có ưu thế nhất về mặt kỹ thuật: có âm khu cao nhất nên thường để chơi giai điệu: có khả năng biểu hiện mọi sắc thái, tình cảm.
Vĩ cầm là loại đàn có kích thước nhỏ nhất và có thanh âm cao nhất trong họ vĩ cầm. Loại đàn dùng cho người lớn có chiều dài khoảng 60cm, rộng khoảng 20cm, và luôn có kèm một cây vĩ có căng dây làm bằng lông đuôi ngựa, loại cao cấp hơn có thể làm bằng vi của cá voi. Vĩ cầm thường được chơi bằng một nhạc công đứng, kẹp đàn vĩ cầm giữa vai và cằm trong khi dùng cây vĩ kéo ngang các dây đàn để tạo âm thanh.
Gia đình vĩ cầm còn có ba loại khác: Viola; Viôlôngxen và Côngtơbass
Lịch sử Bộ dây
Thời kì sơ khai, vĩ cầm chỉ có ba dây và được sử dụng từ thế kỉ thứ 10. Loại đàn vĩ cầm thật sự hiện nay được làm vào nửa đầu thế kỉ 16, do có một đơn đặt hàng của gia đình nhà Medici cho Andrea Amati. Họ cần một loại nhạc cụ có thể sử dụng dây kéo như loại đàn lute.
1. Cao độ, âm vực
1.1. Cao độ và tính chất âm sắc các dây
Violon dùng khóa Sol-2. Gồm 4 dây lên theo quảng 5 đúng: G, D, A, E. (hình 01)
hình 01 – Cấu tạo dây Violon |
* Dây E: Tươi sáng, càng lên cao càng sáng – chói – nhạt và mỏng.
* Dây A: Sáng dịu dàng, mềm mại.
* Dây D: Vang đầy đặn, mờ dịu có tính chất ca xướng
* Dây G: Vang đầy đặn, trầm, sâu sắc, có nhiều kịch tính.
1.2. Âm vực
<![endif]–>Hình 02 – Âm Vực từng dây Violon
Đối với các dây 4, dây 3, dây 2 âm khu vang thường hạn chế ở quãng 10 hoặc 12 càng lên cao âm thanh càng khó chính xác.
2. Kỹ thuật bộ dây
– Tất cả các kỹ thuật của bộ dây, Violon đều thực hiện được một cách dễ dàng, linh hoạt.
2.1. Âm bồi tự nhiên
2.1. Âm bồi tự nhiên
Trên bộ dây cũng như trên đàn Violon thường chỉ dùng một số âm bồi tự nhiên nhất định. Ghi theo hiệu quả vang: (hình 03)
hình 03 – Âm Bồi tự nhiên nhạc cụ Violon
|
2.2. Âm bồi nhân tạo
Tay trái đồng thời phải bấm hai ngón một lúc trên dây. Nốt thấp hơn là nốt bấm chính, nốt cao hơn bấm khẽ, hờ. Archet lướt qua sẽ thành một nốt thứ ba khác cao hơn hẵn hai nốt bấm trên đàn, khoảng cách “chính” và “hờ” càng ngắn, nốt vang lại càng cao.
Chính và hờ cách nhau 1 quảng 5 đúng, nốt vang sẽ cao hơn nốt chính 1 quảng 8 + 1 quảng 5 đúng. (Hình 04)
” ” 1 Quảng 4 đúng => 2q 8 đ.
” “ 1 q 3 trưởng => 2q 8 đ + 1q 3 tr.
” “ 1 q 3 thứ => 2q 8 đ + 1q 5 đ.
<![endif]–>hình 04 – Âm bồi nhân tạo và cách ghi
Nốt bấm hờ ký hiệu hình quả trám. Nốt chính như thường lệ). Violon thực tế chỉ hay bấm cách Q4Đ hoặc Q5Đ.
Âm bồi trên Violon tạo không khí yên tĩnh, thuần khiết, hơi lạnh lẽo. Phù hợp cho miêu tả ánh trăng, băng tuyết … hoặc mô phỏng tiếng chim …
– Pizzicato: Ở cả hai tay, không nên dùng ở tốc độ quá nhanh. Vang rõ từ g – e3.
– Trémolo và trille: Trémolo 1 nốt và 2 nốt khác cao độ (như kỹ thuật chung của bộ dây).
Có khi tận dụng dây buông kết hợp với dây bấm tạo thành kiểu Tremolo 1 nốt có hiệu quả rất mãnh liệt, kích động. (O là ký hiệu dây buông, số 4: ngón út) (Hình 05)
– Trille: Láy ở bất cứ âm vực nào, nhưng không được dùng dây buông: tiếng không đẹp, rời rạc. Do đó không dùng nốt Sol trầm nhất của đàn để trille. Cao quá cũng ít dùng. Ở Violin càng cao bấm càng khó chính xác hơn. Có thể sử dụng trille kép (hai dây cạnh nhau) nhưng rất khó chơi chỉ dùng trong độc tấu. Còn ở dàn nhạc thì thường thay bằng phương pháp phân tấu (Divisi).
<![endif]–>Hình 05 – kỹ thuật Trémolo và Trille
– Thế tay: Căn cứ trên 1 cung (cách một cung). Bắt đầu từ thế 5 trở đi, thì thế tay tính từng 1/2 cung.
– Viết cho nhiều dây:
+ Cho 2 dây: Thuận tiện và dễ chơi nhất với các quảng sau dây: 3T; 3th; 4Đ; 4tăng; 5giảm; 5tăng; 6T; 6th; 7T; 7th; 7giảm; 8Đ.
Các quảng khó sử dụng: 2T; 2th; 2 tăng và 5Đ.
+ Cho 3, 4 dây: Tận dụng các dây buông cho thuận tiện khi biểu diễn. Nếu cần thì dùng thủ pháp divisi.
– Nếu viết các nốt nhảy cách quảng xa nên áp dụng lối viết cho nhiều dây và áp dụng thế bấm hợp lý. (hình 06)
(hình 06) – cách viết cho 3,4 dây khi nhảy quãng xa
– Chạy gam và hợp âm rãi (gamme và arpège)
+ Nhóm Violon thứ hai ( Violin2): Đi bè hòa âm, có tính chất phụ họa. Có thể kết hợp với các nhạc khí cùng bộ, kể cả Violin-1, để đi các âm hình hòa âm, tiết tấu.
1.2. Âm vực
Archet chuyển động ngang nên âm lượng của Tiré và Poussé gần bằng nhau. Trong tứ tấu, các cú vĩ hướng archet không cần thiết lúc nào cũng bằng nhau với các loại đàn. Légato ở Cello thường ngắn hơn Violon, Viola. Những cú vĩ: kéo, đẩy thình lình, đột ngột, thường gây hiệu quả rất mạnh đối với Cello.
2.5. Viết cho nhiều dây
Violin chạy gam rất tốt với tốc độ nhanh cho các gam diatonique, Chromatique và kể cả gam 5 âm. Chạy arpège cũng rất thuận tiện với tốc độ nhanh hoặc chậm.
3. Vai trò chức năng Violin trong dàn nhạc:
Thường sử dụng để chơi giai điệu. Chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm Violon thứ nhất (Violin1): Dùng để đi giai điệu với mọi tốc độ. Nhóm này đảm nhiệm giai điệu một cách độc lập, vững vàng với âm chất thuần nhất. Cũng có thể phối hợp với nhạc khí cùng bộ như Viola, Cello đi đồng âm hoặc cách quảng 8. Phối hợp với các bộ gỗ như Flute, Hautbois, Clarinette, Piccolo đồng âm hay cách quảng 8 làm dịu tiếng kèn gỗ. Đôi khi cùng kết hợp với kèn Cor.
+ Nhóm Violon thứ hai ( Violin2): Đi bè hòa âm, có tính chất phụ họa. Có thể kết hợp với các nhạc khí cùng bộ, kể cả Violin-1, để đi các âm hình hòa âm, tiết tấu.
Bút pháp viết Violin cho độc tấu thường tinh vi, sắc sảo, tế nhị, khoáng đạt hơn là cho dàn nhạc. Trong khối Violin chỉ dùng 1 cây độc tấu (solo) hoặc là một nhóm vài cây cùng tấu (soli) trong một vài đoạn đặc biệt. Bởi vì cách này cho phép người chơi Violin sử dụng được hết các kỹ xảo tinh tế mà toàn bộ khối không thể phát huy được. Thủ pháp này thường tạo ra sự tương phản lớn giữa tập thể dàn nhạc và âm thanh đơn độc của riêng một cây đàn, tạo xúc cảm lớn cho người nghe.
II – VIOLA (Ý)
Violonalto hay Alto (Pháp). Tenor Violin (Anh). Trung đề cầm (Trung Quốc)
Hình dáng, cấu trúc giống đàn Violin. Kích thước hơi lớn hơn. Âm thanh trầm và tối hơn Violin, màu sắc dịu dàng, kín đáo, khiêm tốn, mang sắc giọng nữ trầm.
Hình ảnh đàn Viola |
1. Cao độ, âm vực:
1.1. Cao độ và âm sắc các dây
Viola hầu như bao giờ cũng sử dụng khóa Đô-3. Gồm 4 dây mắc theo quảng 5Đ. Khi lên cao, có thể dùng thêm khóa sol-2 (hình 07)
<![endif]–>Hình 07 – Cấu tạo dây Viola
– Dây A (1): Mang âm thanh giọng mũi.
– Dây D (2): Dịu, hơi mờ. Vẻ yếu ớt, buồn phiền.
– Dây G (3): Có vẻ kịch tính, đậm đà, chắc nịch ở f.
– Dây C (4): Đầy kịch tính, âm thầm, buồn bả. Thê lương ở p và hơi thô ở f.
1.2. Âm vực
Nói chung, Viola nghiêng về giọng nữ trầm, hơi mờ âm sắc Violin (trừ dây A, các dây khác không có tính kim khí). (hình 08)
Hình 08 – Âm vực từng dây Viola
Âm vực Viola thường sử dụng trong phạm vi:
(Âm thanh phù hợp với các sắc giọng Alto – Nhưng âm khu phù hợp với tầm cử giọng Tenor (nên Anh còn gọi Viola là Tenorviolin).
2. Kỹ thuật
Tương tự Violon, nhưng chỉ lớn hơn một tý nên mọi thủ pháp của Violon có thể sử dụng cho viola, tuy kém sự nhanh nhẹn, linh hoạt.
2.1. Sul Tasto: âm thanh mịn màng sâu sắc.
2.2. Sul Ponticello: thô bạo, man rợ.
2.3. Apuneta d’ arco: âm vang nhẹ nhàng, long lanh.
2.4. Sourdine: Cảm giác mờ tối, có vẻ kịch tính.
Với một giai điệu du dương, archet kéo hết và rung ngân sẽ có một âm sắc giống cello. Ngược lại, nếu không rung, archet kép nhẹ, phớt, thì âm thanh giống Fagotto. Những giai điệu dài, mang tính bi kịch, ở Violin mang một sức mạnh cởi mở, nhưng ở Viola có vẻ đắm đuối, mang tính sầu bi.
3. Vai trò chức năng Viola trong dàn nhạc
Vai trò không nổi rõ bằng Violin, tuy có thể dùng độc tấu trong âm khu của mình, nhưng chức năng chính của Viola là làm cầu nối giữa Celolo và Violin. Giữ vai trò phụ họa, dùng chơi các âm hình, làm đầy đủ cho các bè hòa âm. Đôi lúc đi giai điệu chính một mình hoặc kết hợp với Haubois, Clarinette, Fagotto, đi đồng âm hay cách quảng 8. Viola và có tính trang trí màu sắc.
III. VIOLONCELLO hay CELLO (Ý)
– Cello (Anh), Violoncell (Đức), Violoncelle (Pháp), Đại đề cầm (TQ).
Hình 10 – Hình ảnh đàn Cello |
Kích thước lớn hơn Viola nhiều. Có chân chống để đặt đứng xuống đất khi diễn tấu.
Trong bộ dây, Cello giữ một vị trí quan trọng không thua kém Violon mấy. Có âm sắc gần với Violon hơn là với Viola.
Ưu thế lớn của Cello là âm sắc gần với giọng hát mang dáng dấp nam tính: nam cao suy nghĩ, bi tráng ; giọng nam trầm cương nghị. Xuất hiện từ thế kỷ XVI, có nguồn gốc từ đàn Violon dagamba. J. Bach đã dùng nhiều trong tác phẩm của mình.
1. Cao độ, âm vực
1.1. Cao độ và âm sắc các dây
Bốn dây, sắp xếp như đàn Viola, nhưng thấp hơn 1 quãng 8. Viết trên khóa Fa4, theo bút pháp cổ điển, trước khi thay bằng khóa Sol-2 ở âm khu cao đều bắc cầu qua khóa Do-4: Fa-4 =>Đo-4 =>Sol-2. (hình 11)
hình 11 – Cấu tạo dây đàn Cello
– Dây A (1): Dịu, trong sáng, cởi mở, giàu sức diễn tả (âm chất ténor).
– Dây D (2): Mềm, say đắm, sầu bi, hơi bàng bạc.
(A & D: sâu sắc, xúc động)
– Dây G (3): đầy đặn, chặt chẽ, phù hợp với giai điệu trữ tình.
– Dây C (4): Dày đặc, cương nghị, ở f vang dùng mãnh, ở p tối tăm, âm chất giọng bass – kịch tính.
1.2. Âm vực
Toàn bộ âm vực Cello đạt đến: (hình 12)
<![endif]–>Hình 12 – Âm khu từng dây Cello
2. Kỹ thuật
Archet chuyển động ngang nên âm lượng của Tiré và Poussé gần bằng nhau. Trong tứ tấu, các cú vĩ hướng archet không cần thiết lúc nào cũng bằng nhau với các loại đàn. Légato ở Cello thường ngắn hơn Violon, Viola. Những cú vĩ: kéo, đẩy thình lình, đột ngột, thường gây hiệu quả rất mạnh đối với Cello.
Các hình thức chuyển động vĩ (ngắt, nhấn, nẫy, luyến) như Violon. (hình 13)
Hình 13 – Kỹ thuật Cello.
2.1. Trémolo vibrato
Ở phần trầm: gây kích động; ở phần cao tạo nên một màng mỏng bí ẩn thường sử dụng trong hòa tấu.
2.2. Avec Sourdine
Hay dùng trong độc tấu. Cho hiệu quả mờ ảo, xa xăm. Tuy vậy có âm sắc giọng mũi nên ít người sử dụng.
2.3. Âm bồi tự nhiên
Cũng dựa trên các dây buông. Cảm giác đẹp đẽ, trong sáng, xa xăm, thuần khiết. (hình 14)
Hình 14 – Âm bồi tự nhiên đàn Cello
2.4. Âm bồi nhân tạo
Chỉ dùng trong độc tấu, trong một phạm vi nhất định:
Hình 15 – Âm bồi nhân tạo đàn Cello
2.5. Viết cho nhiều dây
Hai dây: Hết sức lợi dụng dây buông. Quãng 5 đứng ở Cello có thể sử dụng được trong một phạm vi nhất định. Qũang 6 trưởng, thứ dùng rất phong phú trong một phạm vi rộng rãi.
2.6. Pizzicato
Chủ yếu ở tay phải. Âm vực trầm pizz rất tốt, tốc độ trung bình. Pizz 3, 4 dây theo arpège gây hiệu quả tốt. Có thể Pizz đi lên và xuống. Không Pizz cao quá, hạn chế từ a1 trở xuống.
2.7. Cellegno
Dùng sống vĩ (trong độc tấu và dàn nhạc) có âm hưởng khô, độc đáo…
2.8. Gamme, Arpège
Chạy gamme diatonique và chromatique dễ dàng nhanh chóng cả lên lẫn xuống.
2.9. Sul Ponticello
Kéo vĩ sát ngựa đàn: âm thanh khô, rít, chói, màu sắc kim khí, kịch tính.
2.10. Sul Tasto
Kéo trên cần: mờ ảo, dịu, yên tĩnh.
3. Vai trò chức năng Cello trong dàn nhạc
Cello là một nhạc cụ phong phú về kỹ thuật, diễn cảm sâu sắc. Chức năng:
– Làm bè trầm cho toàn bộ dây (kết hợp với Contrebass). Ở tổng phổ Cello viết đồng âm với Contrebass, nhưng hiệu quả thực tế contrebass thấp hơn Cello 1 quảng 8.
– Đi giai điệu: Từ thế kỷ XVIII đến nay, vì khối lượng dàn dây khá lớn nên Cello được tách khỏi bè Contrebasse với nhiều cách: Để Cello độc tấu giai điệu ở âm khu trầm: Cello và Viola đi giai điệu ở âm vực trung; kết hợp với Violon2 đi bè giữa cừng với Violon1 chơi giai điệu chính ở âm vực cao.
– Âm vực giữa và cao: Cello vang nhẹ nhàng, giàu chất thơ, say đắm chân thành.
– Một thủ pháp ưa dùng là Cello (toàn khối) đi giai điệu chính vượt lên khỏi bộ dây, gây xúc động mạnh (dùng ở 2 dây D và A).
– Có thể kết hợp với Cor, Fagotto đi đồng âm hoặc cách quãng 8.
– Để gây hiệu quả đặc biệt: chia làm 2, 3 bè khác nhau. Phân thành 4 bè, âm lượng mỏng nhưng chặt chẽ, hòa âm đầy đủ hơn.
IV – CONTREBASSO hoặc BASSO (Ý)
– Contrebasse (Pháp), Contrabass (Anh), Đại bội đề cầm (Trung Quốc) (hình 16)
Contrebasse là nhạc khí trầm nhất trong bộ dây, có kích thước lớn nhất. Hơi nặng nề, archet ngắn hơn các loại đàn khác.
Hình 16 – Hình ảnh đàn Contrebasse |
1. Cao độ – Âm vực
1.1. Cao độ và âm sắc các dây
Có ba loại: Loại 3 dây, rất ít dùng; loại 5 dây, chỉ sử dụng trong dàn đại giao hưởng.
Loại 4 dây thông dụng nhất: G, D, A, E
hình 17 – Cấu tạo dây đàn Contrebasse |
Hiệu quả thấp hơn nốt ghi 1 quãng 8. Âm thanh khác với các đàn dây khác. Các dây cao: tiếng hơi câm, nghiêng về giọng mũi, các dây trầm: nghe không rõ nét, nhất là chạy tốc độ nhanh. Nói chung tiếng hơi thô, khỏe nhưng rè, nặng nề. Tất nhiên, có lúc rất trang trọng, cao quý với những nét giai điệu chậm.
1.2. Âm vực
Mỗi dây chỉ bấm lên đến quãng 4, quãng 5 có khi lên đến quãng 8. (hình 18)
Hình 18 – Âm vực từng dây đàn Contrebasse |
2. Kỹ thuật
Tương tự Cello. Vì vĩ ngắn nên hay thay đổi cú vĩ. Các chuỗi nốt nhảy quãng 8 chơi ở tốc độ trung bình gây hiệu quả tốt. Tiré liên tục ở sắc thái ff có tính chất dõng dạc, khỏe.
– Collegno: Lạnh và khô, ít dùng.
– Sil Ponticello: Rít, chói, kim khí sử dụng hạn chế.
– Sul Tasto: hiếm dùng.
– Trémolo:
Hai cách: – Kiểu phân tấu, thay đổi nhau.
– Dùng Tampani hỗ trợ.
– Pizzicato: Kèm với Cello hiệu quả hơn. Đi một mình rất lạc lõng, âm vang đầy, nên các dàn nhạc chỉ dùng Basso để Pizz.
3. Vai trò chức năng Contrebasso trong dàn nhạc:
Sử dụng bè trầm làm nền cho cả dàn nhạc là chủ yếu.
– Đi bè trầm: Không cần nhạc khí nào hỗ trợ. Nhóm Basso có thể phân tấu (divisi) thành 2 bè cách quãng 8: Làm nền hòa âm vững chãi. Thường kết hợp với Cello cách 1 quãng 8, hoặc các nhạc khí trầm của bộ khác.
– Đi giai điệu: Chơi những giai điệu chậm rãi, nghiêm trang hoặc có màu sắc tối tăm, đe dọa, nhiều kịch tính.
– Hòa âm: Làm nền cho toàn bộ bè trầm của dàn nhạc nên nốt trầm của Contrebasso quyết định tính chất của hợp ấm (Đảo 1 hoặc đảo 2,3 hay nguyên vị).
Nguồn: nshoanglongvoh.blogspot.com
Blog còn chia sẻ nhạc lý cho người mới học, lý thuyết âm nhạc, sách học piano, các hợp âm cơ bản, dấu hóa, nốt nhạc….Tháng Sáu 26, 2023 @ 9:05 chiều