Công thức hòa thanh I – IV – V (Vòng hợp âm cơ bản piano và guitar) là topic đầu tiên viết về chia sẻ kiến thức hòa thanh, hòa âm trong âm nhạc nói chung. Công thức nay không chỉ áp dụng để tạo ra vòng hợp âm cơ bản cho guitar mà còn áp dụng trong mọi nhạc cụ khác nhau.
NHÓM CÔNG NĂNG (Chord Function)
Khi ta chơi đệm hát, thỉnh thoảng vẫn thấy những trường hợp như:
– Hợp âm Dm thường thay thế cho F
– Hợp âm Am, Em thường thay thế cho C
– Hoặc G7sus4 thường thay thế cho cả F và G trong trường hợp đánh về G7
-………
Những hợp âm đó thay thế nhau không phải ngẫu nhiên. Vì có hai âm chung nên chúng có âm vang tương tự nhau.
Trong hòa âm, những hợp âm đó được phân thành từng Group!
Nhóm chủ (Tonic Group)
– Đặc trưng của nhóm chủ được miêu tả như là sự ổn định trong điệu thức, sự ngưng nghỉ ở ý nhạc
– Nó thường xuất hiện ở cuối câu nhạc.
Ví dụ:
Am (Vi), Em(iii) là hợp âm thay thế của C nên nó mang lại cảm giác bình ổn vừa phải, tạo điều kiện ngắt câu tạm thời, tránh tình trạng lắng đọng, dứt ý.
Nhóm át (Dominant Group)
– Nhóm hạ át đặc trưng bởi âm vang gay gắt, kịch tính.
– Ở các hợp âm 7 của nhóm, đặc trưng bởi quãng 4 tăng (Tritone) và cẩn phải giải quyết về nhóm chủ.
Nhóm hạ át (Subdominant Group)
– Nhóm hạ át thường đặc trưng bởi âm vang sáng, mạnh, nhiều tính điệp khúc
– Được miêu tả như là công cụ gây căng thẳng tạm thời, chưa cần giải quyết, đúc kết.
– Ngược lại, tạo kiệu quả chuyển động hòa âm đi tới, dẫn dắt hòa âm.
Sở dĩ chúng có đặc tính trên, bởi vì các hợp âm có chứa bậc IV của điệu thức, âm này luôn mang đặc tính cần phải giải quyết về đâu có dù ổn định hay không.
Cách sử dụng I – IV – V tạo Vòng hợp âm cơ bản piano và guitar
Cách sử dụng:
TONIC –> (SUBDOMINANT) —> DOMINANT –> TONIC
CÔNG THỨC: I – IV – V – I thường dùng.
Cũng giống như việc đánh guitar hay piano đệm hát, I – IV – V luôn mang đến sự cân bằng, vững vàng và rõ ràng trong ý nhạc.
Mỗi hợp âm trong I,IV,V mang đặc trưng rõ ràng nhất của nhóm, nó tạo nên một sự kết nối âm hưởng tổng thể của bài hát một cách mạch lạc nhất, hay nhất, đầy đủ nhất.
Vì thế, khi sử dụng các hợp âm thay thế, việc quan trọng nhất là cách xác định âm vang của nhóm( hợp âm chuyển thể). Nếu đã có âm vang của Subdomiant thì các hợp âm trong nhóm đều có thể sử dụng, việc chọn hợp âm tùy vào mục đích và cảm nhận của bạn.
Lưu ý: Ở nhóm chủ, Am và Em đều có thể thay thế cho C nhưng tùy trường hợp, hai hợp âm này chứa 2 nốt nửa cung gần nhau (B-C).
Về cơ bản, hòa âm cổ điển gọi chúng là Công Năng Kép, tức là âm vang đa màu sắc, không rõ ràng trong một ít trường hợp.
Một số tài liệu hòa âm bạn không nên bỏ qua:
Phần thực hành mọi người có nên chọn một bài đơn giản và thử phân tích xem như thế nào, ngoài ra có thể liên hệ với Bloghocpiano để được hỗ trợ thêm nhé!
Blog còn chia sẻ nhạc lý cho người mới học, lý thuyết âm nhạc, sách học piano, các hợp âm cơ bản, dấu hóa, nốt nhạc….Tháng Năm 10, 2021 @ 9:27 sáng