Bạn sẽ được học về cách Hướng dẫn tự học piano cơ bản giải pháp học piano cơ bản cho người lớn qua 5 BƯỚC. Tuy rằng 5 bước hướng dẫn tự học piano cơ bản không hề đơn giản để vượt qua một mình, đây cũng là chỉ dẫn tốt để bạn có thể hiểu về lộ trình tự học của mình. Trong trường hợp muốn quá trình học của mình được nhanh hơn, ít lỗi hơn, vui vẻ và dễ dàng hơn, bạn sẽ muốn tìm một giáo viên hướng dẫn Piano cho mình ở dưới đây:

Biết về 4 thuộc tính cơ bản nhất của âm thanh âm nhạc
Để tự học đàn piano cơ bản, bạn sẽ cần phải hiểu về những cấu thành âm thanh nói chung và âm nhạc nói riêng.
Những âm thanh trong cuộc sống của chúng ta không có cao độ rõ ràng chẳng hạn như tiếng kẹt cửa, tiếng sấm, tiếng sóng biển… gọi là tiếng động.
Khác với tiếng động, âm thanh dùng trong âm nhạc thường mang đầy đủ những thuộc tính sau:
- Cao độ: là mức độ cao thấp của âm thanh.
- Trường độ: là mức độ dài ngắn của âm thanh.
- Cường độ: là độ mạnh-nhẹ, to-nhỏ của âm thanh.
- Âm sắc: là màu sắc khác nhau của âm thanh. Các bạn đều biết rằng giọng của mỗi người có âm sắc riêng. Nhờ đó, chúng ta có thể không cần nhìn mà cũng có thể nghe và phân biệt được giọng hát của những ca sĩ quen thuộc.
Biết đọc nốt nhạc
Không nên coi thường việc đọc nốt nhạc trên bản nhạc. Ở trình độ cơ bản, tạm thời bỏ qua yếu tố cường độ và âm sắc, bạn có thể hiểu nói chung một nốt nhạc có 2 thuộc tính của âm thanh âm nhạc như trên: cao độ và trường độ.
Cao độ của nốt nhạc
Biết về tên nốt trên bản nhạc
Các nốt nhạc khác nhau về cao độ sẽ được phân biệt với nhau bằng tên nốt (Do, re, mi, fa, sol, la si), và có vị trí khác nhau trên 5 dòng kẻ của khuông nhạc và các nốt nhạc cơ bản trên đàn piano.
Với bản nhạc viết cho đàn Piano, người ta sử dụng 2 loại khóa nhạc ở đầu khuông nhạc là khóa Sol (như hình trên) và khóa Fa. Khóa Fa sử dụng cho tay trái và khóa Sol sử dụng cho tay phải, mỗi khóa có một cách định vị nốt nhạc khác nhau trên khuông nhạc.
Biết về vị trí từng tên nốt trên đàn Piano
Như bạn thấy ở trên, nốt Đô trung (Middle C) có 2 vị trí khác nhau trên khuông nhạc bắt đầu với 2 khóa nhạc khác nhau.
Để tìm nốt Đô Trung, bạn xác định số nốt nhạc trên cây đàn Piano của mình (hầu hết Piano là 88 phím, trong trường hợp chơi Piano điện mới có khả năng có số phím ít hơn) sau đó xác định vị trí nốt nhạc màu đỏ trên hình dưới đây trên đàn.
Ở mức độ cơ bản, bạn sẽ cần phải nhớ vị trí của ít nhất 15 nốt nhạc trên trên đàn Piano. Ở thời điểm này tôi chưa nhắc đến phần thực hành, vì nó sẽ nằm ở phần sau khi bạn đã được chuẩn bị về tư thế chơi đàn đúng.
Trường độ của nốt nhạc
Các nốt nhạc khác nhau về trường độ sẽ được phân biệt với nhau bằng hình nốt (tròn, trắng, đen, móc đơn, móc đôi, móc tam, móc tứ), và có hình vẽ khác nhau.
Trên cùng một bản nhạc, các nốt nhạc có hình nốt khác nhau sẽ có thời gian ngân khác nhau. Ví dụ: nếu ta gõ hoặc đập chân đều đặn như tiếng chạy của kim giây đồng hồ thì:
- Nốt tròn: Có âm thanh ngân dài bằng 4 giây.
- Nốt trắng: Có âm thanh ngân dài bằng 2 giây.
- Nốt đen: Có âm thanh ngân dài bằng 1 giây.
Như vậy, nốt tròn có âm thanh ngân dài bằng 2 nốt trắng hoặc 4 nốt đen
Tương tự như vậy, ta có bảng tra cứu quan hệ giữa các hình nốt về trường độ như sau:
Lưu ý 1: Khi hai hay nhiều nốt đơn, nốt kép, nốt tam, nốt tứ đứng cạnh nhau, người ta có thể kết nhóm chúng lại với nhau bằng các dấu gạch ngang nối các đuôi nốt. Thường thì tổng trường độ mỗi nhóm bằng một phách.
Lưu ý 2: Theo quy cách viết nốt nhạc, các nốt có cao độ từ phía dưới lên tới dòng kẻ thứ 3 của khuông nhạc người ta viết đuôi nốt quay lên và từ dòng thứ 3 trở lên thì viết đuôi nốt quay xuống.
Chuẩn bị đúng tư thế chơi piano
Ngồi thoải mái với cây đàn Piano
Bạn chỉ có thể chơi đàn Piano tốt khi ngồi ở tư thế thoải mái bên cây đàn Piano. Do đó, trước mỗi bài học hoặc buổi luyện tập Piano, bạn cần phải điều chỉnh ghế ngồi Piano của bạn sao cho nó ở độ cao tốt nhất cho việc chơi đàn, và ở khoảng cách tốt nhất so với cây đàn Piano.
Độ cao tốt nhất là độ cao khi cùi trỏ/phần bắp tay có thể thả lỏng rơi trên vai, và cho phép phần cẳng tay song song với sàn nhà để cẳng tay và bàn tay được ở trong hình dạng tự nhiên – hình dạng khi chúng ta buông thõng tay ở hai bên.
Khoảng cách tốt nhất là khoảng cách sao cho cùi trỏ có thể đặt nhẹ lên trên bàn phím piano, khi tay bàn tay ở hình dạng tự nhiên. Đây không phải là một tư thế cứng nhắc khi chơi đàn Piano. Nên nhớ, tư thế chơi đàn Piano đúng là bắt đầu của mọi cử động dễ dàng trên đàn Piano.
Phần bắp tay của bạn cần phải cảm thấy khá thoải mái và tự nhiên – không được cảm thấy nặng hoặc có sức ép, không bị kéo nâng lên hoặc đổ về phía trước nhiều hơn tư thế tay khi bạn đứng buông thõng. Phần cẳng tay và bàn tay phải thoải mái, nhưng không thư giãn quá đến mức cảm thấy không nhấc tay lên nổi. Cổ tay ở cùng vị trí thống nhất với cánh tay và bàn tay, không cong lên hoặc cong xuống.
Nên ngồi đâu trên ghế Piano
Bạn ngồi ở đằng trước ghế Piano. Thân trên của bạn cần phải di chuyển so với khớp hông, vậy sự thoải mái dịch chuyển của khớp hông là một tiêu chí để đánh giá liệu bạn có đang ngồi ở đúng vị trí không. Chúng ta ngồi lùi về phía sau của chiếc ghế đủ để cảm thấy thăng bằng cơ thể mà không cần phải cố. Chúng ta ngồi về phía trước của chiếc ghế để cho phép khớp hông của chúng ta tự do chuyển động. Nếu đùi chúng ta ở trên chiếc ghế quá nhiều, thân trên bị giới hạn và khó có thể di chuyển được so với khớp hông.
Tăng độ cao của ghế Piano
Một điều rất phổ biến là kể cả những chiếc ghế điều chỉnh được độ cao cũng không thể nâng người chơi lên để cao để bàn tay, cánh tay và vai – những bộ phận cơ giới để chơi đàn – có thể thoải mái. Vì vậy chúng ta thường phải tăng độ cao của ghế bằng tấm thảm (với người lớn) hoặc xốp trải sàn (với trẻ em)
Tăng độ cao của sàn
Một số bạn nhỏ không thể với chân được xuống dưới sàn sẽ không cảm thấy cân bằng được cơ thể khi chơi piano. Cũng có một vài chiếc ghế piano được bán dành riêng cho những bạn nhỏ chân ngắn, nhưng không có chúng chúng ta vẫn có thể có cách khác. Bạn có thể sử dụng một chiếc ghế kê chân.
Ví dụ thực tế về cách ngồi đúng trên đàn Piano
Bạn có thể xem 3 ví dụ bằng hình ảnh về tư thế ngồi trước và sau khi được điều chỉnh chiếc ghế Piano dưới đây.
Trái: Chiếc ghế quá thấp. Cùi trỏ hơi thấp trong khi đó cổ tay lại ở trên hơi cao để đỡ tay khỏi rơi. Anh ta vẫn có thể giữ được thăng bằng tuy nhiên đây không phải vị trí lý tưởng. Cánh tay, bàn tay không thẳng hàng với cổ tay, và các ngón tay quá căng.
Phải: Chỉ thêm 2 tấm thảm là khác hẳn! Cẳng tay giờ đã song song với sàn, cổ tay đã đồng bộ với cẳng tay và bàn tay. Tuyệt!
Trái: Chiếc ghế lần này lại quá cao. Cô gái cảm thấy rất lạ, và cô ấy càng ngồi trong tư thế này sẽ càng cảm thấy muốn đổ người về phía trước. Cô ấy biết mình ngồi ở tư thế sai và cố gắng giữ nguyên tư thế ngồi thẳng không đổ mình về phía trước.
Phải: Chiếc ghế được giảm xuống, và cô gái cảm thấy đột nhiên tất cả căng thẳng đều biến mất!
- 1. Cùi trỏ của bạn nhỏ này đang ở rất thấp, nên cổ tay đang ở trên cao hơn so với bàn tay và cẳng tay, và bạn nhỏ đang phải rất cố với đến phím đàn. Mặt khác, bàn chân cũng khó có thể với được xuống sàn.
- 2. Phản xạ rất thường thấy khi ngồi trên chiếc ghế quá thấp là cố gắng nhún vai lên để đạt được độ cao đúng của vai. Bạn nhỏ trong hình đang gặp trạng thái này, và rõ ràng là cảm thấy rất không thoải mái.
- 3. Các tấm xốp lót sàn và thảm đã được sử dụng một cách “không khoan nhượng” để tăng độ cao của ghế. Cùi trỏ, cổ tay và vai nhìn ổn hơn hẳn, nhưng thân trên của bạn nhỏ vẫn đang lùi về sau quá nhiều vì chân chưa có gì để đặt lên.
- 4. Cuối cùng thì cô bé cũng cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi ghế kê chân được đưa vào sử dụng.
Luyện tập trường độ cơ bản với việc luyện ngón
Chơi đúng tên nốt nhạc và đúng tư thế vẫn chưa đủ, Để thực sự tạo ra âm nhạc, bạn còn cần phải chơi nốt nhạc vào đúng thời điểm và kết thúc nó cũng ở đúng thời điểm. Một chiếc máy đập nhịp sẽ hỗ trợ cho việc này bằng cách phát ra âm thanh đều đặn theo thời gian để giữ nhịp cho mình.
Bạn cũng có thể tập 3 bài tập tiết tấu sau với nốt đô trên đàn piano. Khi tập bạn cần đặt máy đập nhịp ở tốc độ 60 bpm, sau đó bắt đầu nốt nhạc đầu tiên của dòng kẻ nhạc tại thời điểm có tiếng đập nhịp, kéo dài nốt nhạc đó đến 1 2 hay 4 chu kì đập nhịp tiếp theo tùy thuộc vào hình nốt tương ứng là đen, trắng hay tròn.
Tham khảo một số tài liệu học piano
Lời kết
Vậy bạn đã biết và tự học piano cơ bản giải pháp học piano cơ bản cho người lớn qua 5 BƯỚC. Hi vọng với hướng dẫn này có thể giúp quá trình học Piano của bạn trở nên dễ dàng hơn. Để nâng tầm khả năng Piano của mình nhanh và hiệu quả hơn, đừng quên truy cập bloghocpiano.com mỗi ngày ủng hộ chúng tôi nhé!
Blog còn chia sẻ nhạc lý cho người mới học, lý thuyết âm nhạc, sách học piano, các hợp âm cơ bản, dấu hóa, nốt nhạc….