NHẠCLÝ #37❤️ HỢP ÂM LÀ GÌ CHO VÍ DỤ – CÁC LOẠI HỢP ÂM – CÁCH VIẾT VÀ CÁCH ĐỌC HỢP ÂM. Cách đọc tên hợp âm – hợp âm là gì organ – hợp âm là gì piano chia sẻ giúp bạn nắm vững định nghĩa hợp âm là gì và những ví dụ liên quan đến hợp âm.
VIDEO HỢP ÂM LÀ GÌ CHO VÍ DỤ – CÁC LOẠI HỢP ÂM
Các bạn tham khảo video bài học dưới đây nha.
HỢP ÂM LÀ GÌ CHO VÍ DỤ?
Ba hoặc nhiều nốt nhạc cùng vang lên 1 lúc thì tạo thành một hợp âm. Thông thường, một hợp âm được xây dựng từ hai hay nhiều quãng 3. Ví dụ, các nốt C-E-G tạo thành một hợp âm trưởng. Nốt nhạc mà theo đó hợp âm dùng làm nền thì gọi là nốt chủ âm (nốt nền). Các nốt khác được gọi theo tên của quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm.
CÁC LOẠI HỢP ÂM
Để xác định loại hợp âm (trưởng, thứ, bảy, …) chúng ta dựa vào ký tự nhỏ đi sau chữ cái chỉ tên hợp âm.
- m: hợp âm thứ
- #: hợp âm thăng
- b: hợp âm giáng
- 7: hợp âm bảy
Ví dụ: Cm → hợp âm đô thứ ; C7 → hợp âm đô 7
Tuy nhiên, nếu hợp âm chỉ có mỗi ký tự chữ in hoa thì nó là hợp âm trưởng → C: Hợp âm đô trưởng
CÁCH VIẾT VÀ CÁCH ĐỌC HỢP ÂM
Chúng ta có 7 nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si tương ứng với các chữ cái C – D – E – F – G – A – B. Và 5 loại hợp âm đã giới thiệu ở trên. Ghép tên chữ cái và loại hợp âm lại ta gọi được tên hợp âm đó.
Ví dụ:
- Dm → Hợp âm rê thứ (D: Rê và m: hợp âm thứ)
- F → Hợp âm fa trưởng (F: Fa trưởng)
Ngoài những dạng đơn giản trên, đôi khi ta còn bắt gặp những loại có tên gọi “dài dòng” như:
Các bạn cứ đọc tên lần lượt từ trái sang phải đảm bảo sẽ gọi đúng tên các hợp âm nhé!
Hy vọng với chia sẻ về hợp âm là gì?. Các bạn đã nắm thêm được những kiến thức nhạc lý hữu ích. Đừng quên blog luôn cập nhật liên tục những chia sẻ mới mỗi ngày. Hãy truy cập thường xuyên để theo dõi nhé!
Blog còn chia sẻ nhạc lý cho người mới học, lý thuyết âm nhạc, sách học piano, các hợp âm cơ bản, dấu hóa, nốt nhạc….
Cám ơn admin.
Hi bạn, với chia sẻ kiến thức nhạc lý cơ bản, cách đặt hợp âm cho bài hát… bạn có thể tìm hiểu nhiều vấn đề trên blog hơn nữa đấy. Đừng quên chia sẻ ủng hộ blog nhé. Cảm ơn bạn!