Trật nhịp là gì? Cảm nhịp là gì? Cách hát không trật nhịp cũng như đánh đàn không trật nhịp là bài viết chia sẻ giúp các bạn nắm vững được nhịp, phách để hát đúng nhịp. Để hát được đúng nhịp, đàn được đúng nhịp thì bạn cần có cảm nhịp tốt. Khả năng cảm nhịp cùng với cảm âm, là những tiêu chuẩn cơ bản và quan trọng quyết định “chất lượng” ca hát của bạn.

Cảm nhịp là gì? Làm sao để luyện cảm nhịp?

Là một ca sĩ, nhạc công chắc hẳn bạn sẽ luôn nghe người khác nhắc đến từ ‘cảm nhịp’ khi nói về nhịp và ca hát, đánh đàn.

Khi có được cảm nhịp tốt, bạn có thể “ngẫu hứng” thêm thắt một số thay đổi trong cách hát và trong nhịp điệu, để bài hát vẫn theo cấu trúc nhịp cơ bản của nó, nhưng có thêm được những sáng tạo từ riêng bạn. Những chuyển động của bạn sẽ rơi chính xác vào từng nhịp một và đồng điệu với từng nhấn nhá trong bài hát. Khán giả sẽ thấy được ở bạn sự chuyển động và hòa mình cùng âm nhạc.

Cảm nhịp là cách chúng ta bắt nhịp của một bài hát dựa vào cảm nhận, đôi khi bằng cơ thể và thể hiện nó qua những chuyển động như nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, hay thậm chí là “quẩy hết mình” trên sân khấu.

Để cảm nhịp tốt cần phải luyện thật nhiều.

Để cảm thụ nhịp tốt, cần rất nhiều thời gian tập luyện. Điều quan trọng là phải bắt đầu từ căn bản để có một nền tảng thật tốt trước khi có thể “quẩy hết mình” trên sân khấu. Bạn có thể tham khảo thêm cách nhận biết và nắm bắt nhịp tại phần 2 và 3 trong bài viết, hoặc nghe những ca sĩ mà bạn hâm mộ và phân tích xem tại sao bạn lại yêu mến cách hát của họ. Lý do rất có thể là do họ có cảm nhịp tốt!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cấu trúc nhịp căn bản của một bài hát

Có rất nhiều loại nhịp và cấu trúc nhịp. Nhịp Đơn với một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp (Ví dụ: Nhịp 2/4, nhịp 2/8, nhịp 3/4, nhịp 3/8) và Nhịp Kép, có từ 2 phách mạnh trở lên và có thể do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành (Ví dụ: Nhịp 4/4, nhịp 4/8, nhịp 6/8, nhịp 9/8…)

Nhịp lấy đà, nhịp thiếu bắt đầu cho bài hát.

Nhưng cơ bản nhất là hai nhịp 3/4 và nhịp 4/4. Một bài hát được phân nhỏ thành các khuông nhạc, mỗi khuông thường sẽ có 3 đến 4 nhịp. Một nhịp điệu gần như sẽ được lặp đi lặp lại xuyên suốt bài hát.

Ví dụ, khi nhảy điệu waltz, bạn có thể dễ dàng đếm được “1, 2, 3, 1, 2, 3…” nhiều lần liên tục và xuyên suốt cả bài nhảy. Điều này có nghĩa, một điệu waltz sẽ có nhịp 3/4, với 3 nhịp trong mỗi khuông nhạc.

Nhịp 6/8 và 3/4

Tương tự với các bài hát nhịp 4/4 với 4 nhịp trong mỗi khuông nhạc, bạn cũng có thể đếm “1, 2, 3, 4, 1, 2, 3, 4…” xuyên suốt cả bài.

Thử vỗ tay theo nhịp 3 hay 4 khi hát, bạn sẽ tìm được cấu trúc nhịp phù hợp với bài hát dễ dàng hơn. Và một khi đã nắm được nhịp điệu cơ bản, bạn cũng sẽ nhận biết được nhịp đầu tiên trong mỗi khuông nhạc.

Cách gõ nhịp

Thông thường, nhịp đầu tiên của khuông nhạc khi hát sẽ được nhấn mạnh, hoặc ít nhất chúng ta sẽ nhấn mạnh nó bằng chuyển động của cơ thể. Dựa vào đó, bạn sẽ biết lúc để vào bài và lúc nào ngưng hát, Nhịp đầu tiên trong mỗi khuông nhạc cũng sẽ giúp bạn biết được nên nghỉ bao lâu trước khi bắt đầu hát câu tiếp theo.

Làm sao để vào bài đúng nhịp?

Bạn luôn vào bài trễ hơn so với nhạc? Đó là do bạn chưa nắm được thời gian và nhịp của bài hát đấy thôi. Cách đơn giản để nhận biết nhịp vào là “bắt” được tiếng trống mở bài. Điều này cũng sẽ giúp bạn nhận biết và bắt được nhịp đầu tiên của từng khuông nhạc, và dẫn dắt bạn xuyên suốt cả bài hát.

Làm sao để vào bài đúng nhịp?

Nếu bài hát không có trống, hãy lắng nghe tiếng đàn piano hay guitar và nắm bắt những trọng âm, nhấn nhá trong cách chơi. Trong bài hát luôn sẽ có một vài nốt nhạc hoặc hợp âm nghe lớn và mạnh mẽ hơn, một số khác sẽ nhẹ nhàng hơn. Các nhịp đầu tiên của từng khuông nhạc thông thường sẽ được nhấn mạnh, bạn có thể dựa vào đó để biết khi nào bắt đầu vào bài hát.

Việc luyện tập đàn ngay từ nhỏ giúp trẻ cảm nhịp tốt hơn.

Bạn cũng có thể tự nhịp chân hoặc vỗ tay đều đặn theo tiếng nhạc khi hát để nắm được tốc độ và nhịp của bài. Đây là một “mẹo” mà các ca sĩ thường hay sử dụng. Khi đã nắm được đều đặn nhịp điệu cơ bản, bạn sẽ đếm được có bao nhiêu nhịp từ lúc nhạc bắt đầu cho đến phần trống vào bài. Bạn cũng sẽ biết được quãng nhạc dạo đầu kéo dài trong bao lâu và bạn cần đếm bao nhiêu nhịp trước khi bắt đầu hát.

Vỗ tay theo nhạc để luyện cảm nhịp

Một trong những cách để cảm nhịp tốt hơn đó là vỗ tay theo nhịp bài hát, đơn giản chỉ là vỗ “1, 2, 3, 4” theo nhịp điệu 4/4.

Phân định rõ nhịp, vạch nhịp để giữ nhịp tốt

Một cách vỗ tay khác để cải thiện cảm nhịp đó là vỗ theo giai điệu người ca sĩ hát. Bạn chỉ cần lắng nghe người ca sĩ và lời bài hát, sau đó vỗ theo thành nhịp, thay vì hát theo. Điều này sẽ giúp bạn nhận thức được cấu trúc nhịp điệu của bài hát, cũng như khi nào bắt đầu hát, khi nào dừng. Bạn cũng sẽ biết nên nghỉ bao lâu trước khi bắt đầu hát câu tiếp theo.

Ghi nhớ phách mạnh, phách yếu.

Lý do chính mà việc vỗ tay cải thiện cảm nhịp là bởi vì nó kéo theo bộ phận khác của cơ thể – bàn tay của bạn – thay vì chỉ dùng miệng để hát. Nếu bạn có thể phối hợp vỗ tay cả khi đang hát, điều đó có nghĩa bạn đã cải thiện cảm nhịp của mình rất nhiều và đã có thể giữ được một tốc độ đều đặn.

Tìm sự đồng điệu trong cách hát và chuyển động cùng với bài hát

Với những bạn mới bắt đầu, hãy thử tập chuyển động sau: Lắc lư theo nhạc từ trái sang phải và đếm “1, 2, 3, 4”. Dễ thôi mà phải không?

Mỗi lần bạn đếm “1, 2”, nghiêng về bên trái. Mỗi lần đếm “3, 4”, nghiêng về bên phải. Nếu bạn có thể làm điều này một cách dễ dàng và nhịp nhàng, trên cơ bản, bạn đã cảm được nhịp và giữ nhịp đều.

Đếm nhịp trong bài.

Còn bây giờ hãy đếm số nhịp trong bài hát, và trong khi đếm, hãy lắc lư từ trái sang phải theo từng nhịp một. Hãy tưởng tượng bạn là một con lắc, chuyển động từ trái sang phải, và vẫn giữ đúng nhịp và tốc độ của bài hát.

Khi đã thực hiện được chuyển động trên, bạn có thể thử bước chân phải một bước sang bên phải, và khép chân lại bằng cách kéo chân trái về phía bên phải. Sau đó, bước chân trái sang bên trái và rồi lại khép chân bằng cách kéo chân phải sang bên trái. Bạn cũng có thể áp dụng chuyển động bước sang ngang này khi hát.

Kết hợp chuyển động bước sang bên cùng với nhịp của bài hát, giữ tốc độ chính xác sao cho mỗi bước chân trùng khớp với nhịp chính của bài hát. Thực hiện được động tác này thì bạn không chỉ đã cảm nhịp được mà còn tiến dần đến việc cải thiện khả năng cảm nhịp bằng cơ thể!

Hi vọng với những bí quyết trên, bạn đã có thể nắm được những nguyên tắc cơ bản trong việc giữ đúng nhịp. Thường xuyên theo dõi Bloghocpiano.com để cập nhật những bài học nhạc bổ ích các bạn nhé!

Blog còn chia sẻ nhạc lý cho người mới học, lý thuyết âm nhạc, sách học piano, các hợp âm cơ bản, dấu hóa, nốt nhạc….

?PHÁCH LÀ GÌ ?NHỊP LẤY ĐÀ
?NHỊP HỖN HỢP ?NHỊP PHỨC
?Nhịp ?Nốt nhạc
?Khuông nhạc ?Cách gõ nhịp
?TẠO INTRO CHO BÀI HÁT ?The Scale Omnibus Pdf
?Piano Chords Online ?Giáo trình piano cơ bản pdf
?Jazz Handbook Pdf Free ?Sheet Piano Miễn Phí
?Sách methode rose ?The pop piano book mark harrison pdf
?Sách học đệm piano cơ bản ?Sách tự sáng tác ca khúc
?Tài liệu piano tiếng việt ?Lịch sử âm nhạc thế giới pdf
?Sách bài hát có hợp âm ?Giáo trình học piano solo
?Jazz theory pdf free download ?Sách luyện ngón piano
?Minor 6 chord piano ?Major 6 chords piano
?Half Diminished 7th chord piano ?Minor major 7 chord piano
?Augmented major seventh chords ?Augmented major seventh chords
?Diminished 7 chords piano ?All Major 7 chords piano
?All 12 Augmented chords ?12 Major piano chords chart
?12 Minor chords piano ?All 12 Augmented chords ?Tính chất nhạc Jazz ?5 Phương cách dạy đàn piano cho trẻ em
?Tiết tấu là gì? ?Game luyện tiết tấu hình nốt
?Tiết điệu là gì? ?Piano for beginners 6th edition pdf
?Sheet Nhạc Piano Việt Nam ?6 Sheet piano cơ bản cho người mới học
?450 Sheet music band show ?The 150 essential chords free ebook pdf
?Sheet nhạc cho người mới học piano ?Sheet piano các bản nhạc
?Overworld theme sheet music ? Sheet nhạc Việt
?Những bản nhạc piano dễ đánh ?Sheet piano nhạc trẻ
Tháng Sáu 17, 2020 @ 10:17 sáng