NHẠCLÝ #19❤️ DẤU CHẤM LƯU LÀ GÌ (DẤU MẮT NGỖNG) – Ý NGHĨA CỦA DẤU CHẤM LƯU TRONG ÂM NHẠC. Dấu chấm lưu hay còn gọi là dấu mắt ngỗng( fermata còn gọi hold hoặc bird’s eye) là bài viết tiếp theo trong chuỗi series chia sẻ nhạc lý, trong bài viết này chúng tôi chia sẻ dấu chấm lưu trong âm nhạc. Cùng tìm hiểu nhé.
VIDEO DẤU CHẤM LƯU
Cùng tham khảo bài chia sẻ về dấu chấm lưu dưới đây nhé.
Bên cạnh NhạcLý#18 ❤️: Dấu nối là gì? Dấu nối trong âm nhạc.Bloghocpiano.com còn chia sẻ sách học piano, nhạc lý cơ bản, hòa âm,…
DẤU CHẤM LƯU
Dấu chấm lưu thường được viết trên khuông nhạc, đôi khi viết ở phía dưới. Thực tế, dấu chấm lưu khi đặt vào nốt nhạc, nó chỉ cho ta cần diễn nốt nhạc đó với trường độ gấp 2 lần trường độ nốt gốc.
HÌNH THỨC DẤU CHẤM LƯU
Dấu mắt ngỗng có dạng dấu chấm được bao quanh là một nửa đường tròn. Người ta thường viết nó phía bên trên khuông nhạc nhưng thi thoảng cũng viết ở phía dưới và dấu này bị quay ngược lại.
Dấu mắt ngỗng có thể tạo hiệu lực lên nốt nhạc, hợp âm, dấu lặng hoặc vạch nhịp. Đối với nốt nhạc, hợp âm và dấu lặng. Dấu mắt ngỗng yêu cầu phải kéo dài trường độ của chúng. Thường thì là kéo dài gấp đôi trường độ gốc.
Hy vọng với chia sẻ về dấu mắt ngỗng. Các bạn đã có thêm kiến thức nhạc lý cơ bản nhiều hơn. Đừng quên, blog luôn cập nhật liên tục bài viết mới mỗi ngày. Hãy truy cập thường xuyên ủng hộ blog và tham khảo nhé!