NHẠCLÝ #38❤️ ÂM GIAI LÀ GÌ? ĐIỆU THỨC LÀ GÌ? CẤU TẠO CỦA ÂM GIAI TRONG PIANO. Âm giai là gì? Cấu tạo của âm giai (scale trong âm nhạc là gì) âm giai hay còn gọi là scale thường được nhắc đến trong âm nhạc, với 8 nốt liên tiếp nhau được bắt đầu bằng nốt của âm giai đến nốt cuối cùng cùng tên trong âm giai đó.
VIDEO ÂM GIAI LÀ GÌ? ĐIỆU THỨC LÀ GÌ?
Cùng tham khảo video bài học dưới đây để nắm rõ hơn.
BLOG CHIA SẺ CÁC HỢP ÂM CƠ BẢN PIANO, SHEET PIANO HAY …
Bên cạnh NHẠCLÝ #38❤️ ÂM GIAI LÀ GÌ? ĐIỆU THỨC LÀ GÌ? CẤU TẠO CỦA ÂM GIAI TRONG PIANO.Bloghocpiano.com còn chia sẻ sách học piano, nhạc lý cơ bản, hòa âm, lý thuyết âm nhạc…
ÂM GIAI LÀ GÌ?
Âm giai là một chuỗi thứ tự 7 âm thanh kế tiếp nhau.
– Nốt bắt đầu có tên là gì thì nó là tên của âm giai. – Bất kỳ nốt nhạc nào cũng có thể làm chủ âm trong một âm giai. Cho dù nốt đó có thể là thăng hay giáng.
ĐIỆU THỨC LÀ GÌ?
Điệu thức là sự hợp nhất một số âm vào một hệ thống có âm chủ (âm giai) để diễn đạt sự vui tươi, buồn bã, âm u…Ví dụ, điệu thức đô trưởng, điệu thức la thứ…
HAI ÂM GIAI ĐƯỢC PHÂN BIỆT NHƯ THẾ NÀO?
- Số lượng nốt mà chúng có
- Khoảng cách giữa các bậc
Ví dụ, 7 âm giai khác nhau có thể được xây dựng với 7 nốt nhạc tự nhiên như trong ví dụ sau đây:
Mỗi âm giai trên có thứ tự cung và nửa cung khác nhau. Âm giai đầu tiên gọi là âm giai trưởng, âm giai thứ hai thì thuộc điệu thức Gregorian. Những tên này ám chỉ cấu trúc riêng của từng âm giai. Một âm giai có thể được xây dựng bắt đầu bằng một nốt nhạc bất kỳ và sử dụng dấu hóa nhằm duy trì đúng thứ tự của cung và nửa cung. Ví dụ, để hình thành một âm giai trưởng với nốt Rê thì nốt Fa và Ðô phải bị thay đổi thành Fa thăng và Ðô thăng.
CẤU TẠO CỦA ÂM GIAI TRƯỞNG
Nhìn vào hình trên, ta thấy âm giai này là âm giai Đô trưởng (C). Quy tắc tạo nên âm giai này là:
Chủ âm + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 + 1 + ½ cung
Âm giai Đô trưởng bắt đầu bằng chủ âm C. Theo quy tắc hình thành âm giai Đô trưởng trên thì có thể xác định được 8 nốt trong âm giai là: C D E F G A B C.
Tiếp theo, áp dụng theo quy tắc 1, 4, 5 để xác định bộ hợp âm trong âm giai này. Có nghĩa là âm thứ nhất, thứ 4 và thứ 5 là hợp âm trưởng. Các hợp âm 2, 3, 6 là hợp âm thứ. Hợp âm thứ 7 là hợp âm dim (rất ít được sử dụng).
Như vậy, bộ hợp âm của âm giai Đô trưởng ở ví dụ trên là: C Dm Em F G Am B C.
CẤU TẠO CỦA ÂM GIAI THỨ
Âm giai thứ cũng được hình thành tương tự như âm giai trưởng, nhưng khác ở thứ tự các nốt. Cụ thể là:
Chủ âm + 1 + ½ + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 cung
Chẳng hạn:
Âm giai La thứ – Am, chủ âm là La. Áp dụng theo quy tắc ở trên thì các nốt trong âm giai La thứ là A B C D E F G A.
Hợp âm thứ nhất, thứ 4 và thứ 5 là hợp âm thứ. Hợp âm thứ 3, 6, 7 sẽ là hợp âm trưởng. Còn hợp âm thứ 2 là hợp âm dim (thường rất ít khi sử dụng).
Như vậy, với quy tắc trên thì bộ hợp âm của âm giai La thứ là: Am B C Dm Em F G Am.
NHỮNG LƯU Ý KHI CẤU TẠO ÂM GIAI
- 1 cung = 2 ô trên cần đàn. 1/2 cung = 1 ô trên cần đàn. Từ đó xác định được âm giai trưởng ngay trên cần đàn.
- Âm giai được bắt đầu và kết thúc đều bằng chủ âm. Nếu nốt đầu tiên và nốt cuối không trùng nhau thì chứng tỏ bạn đã xác định sai ở bước nào đó.
Nhìn vào 2 tông Đô trưởng và La thứ thì hợp âm của chúng hoàn toàn giống nhau. Vì thế, âm Đô trưởng và La thứ được gọi là 2 âm giai tương đương. Kí hiệu: C/Am. Có nghĩa âm giai tương đương là 2 âm giai có cùng chung bộ hợp âm.
Qua trên, có thể thấy âm giai được coi như một gia đình, chồng là âm trưởng, vợ là âm thứ. Có chung những đứa con chính là các hợp âm. Nhờ cách xác định này mà bạn có thể biết được tất cả các hợp âm của từng tông, cả tông thăng giáng. Đồng thời, bạn cũng biết được những âm giai nào tương đương với nhau.
LUYỆN ÂM GIAI CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Kiên trì luyện tập âm giai sẽ giúp bạn:
- Có cảm âm tốt
- Dò được giai điệu của bài hát
- Dò tone một bài hát
- Đặt hợp âm cho một ca khúc
- Solo một ca khúc
- Lead ngẫu hứng và solo ngẫu hứng
Có rất nhiều âm giai. Các âm giai cũng có thể được tạo ra khi soạn nhạc. Trong thời gian qua, các nhà soạn nhạc như Claude Debussy, Olivier Messiaen, Bela Bartok và một số người khác cũng đã làm như vậy.